Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ô nhiễm từ các nhà máy điện Á Châu, khi nấu nướng và gia nhiệt, có thể tạo nên các điểm nóng cục bộ ở miền trung nước Mỹ và nam Âu Châu vào giữa thế kỷ này, các nhà khoa học khí hậu Mỹ thông báo hôm Thứ Năm, mùng 5/9.
Không giống carbon dioxide, khí nhà kính có tuổi thọ lâu, ô nhiễm khí và hạt nêu trong báo cáo này có thể tồn tại trong không khí vài ngày hoặc vài tuần nhưng hiệu ứng hâm nóng khí hậu một nửa địa cầu có thể kéo dài hàng thập kỷ, các khoa học gia nói.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng các chất gây ô nhiễm tuổi thọ ngắn này sẽ gây tác động đến khí hậu trái đất suốt thế kỷ 21 mạnh hơn so với suy nghĩ trước đây”, Hiram “Chịp” Levy, Bộ Quyển khí&Đại dương Quốc gia Mỹ, nói.
“Tính đến năm 2050, hai phần ba mô hình khí hậu mà chúng tôi sử dụng cho thấy các thay đổi trong các loại chất gây ô nhiễm tuổi thọ ngắn sẽ đóng góp 20 phần trăm ấm nóng toàn cầu được dự đoán”.
Đến năm 2100, số đó tăng đến 25 phần trăm, Levy nói trong một cuộc trả lời qua điện thoại.
Ô nhiễm tuổi thọ ngắn, gây ra ấm nóng lâu dài, đến từ mồ hóng, còn được biết là các hạt carbon đen, sản phẩm của các đám cháy và các hạt sulfate, phát thải bởi các nhà máy điện.
Các hạt mồ hóng màu đen và hấp thụ nhiệt còn các hạt sulfate màu sáng và phản xạ nhiệt và, thực tế, làm môi trường lạnh đi.
Những mùa hè nóng hơn và khô hơn
Ô nhiễm mồ hóng và sulfate ở Á Châu có vẻ sẽ tạo nên các mùa hè nóng hơn và khô hơn ở miền trung tây Hoa Kỳ và vùng Địa Trung Hải của miền nam Âu Châu, Levy nói và bổ sung rằng hiệu ứng hâm nóng và làm khô dường như không tác động đến Á Châu.
Nguyên nhân dẫn đến xu hướng ấm nóng liên quan đến ô nhiễm như dự đoán là ở chỗ ô nhiễm sulfate, vốn có quan hệ với các vấn đề hô hấp, được cho rằng sẽ giảm đáng kể trong khi ô nhiễm mồ hóng lại được dự đoán sẽ tiếp tục tăng ở Á Châu.
Ozone ở tầng không khí sát mặt đất phát thải bởi các phương tiên giao thông Hoa Kỳ cũng là một nhân tố, các nhà khoa học nói.
Các chất gây ô nhiễm này lâu nay được xử lý và xem xét như là các mối đe dọa đối với ô nhiễm không khí nhưng giờ đây cần được xem có thể gây tác động đến biến đổi khí hậu, Drew Shimdell, một chuyên gia khí hậu tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nói.
Carbon dioxide, làm gia tăng ấm nóng toàn cầu và được phát thải từ các nguồn do con người cũng như tự nhiên, vẫn tiếp tục bao trùm bức tranh biến đổi khí hậu trong thế kỷ tới nhưng, do các xã hội hiện đại đang được xây dựng để phát thải nhiều chất ô nhiễm thuộc loại này, sự thay đổi có xu hướng bị chậm lại, Shindell nói.
Hướng sự chú ý đến các chất gây ô nhiễm không khí này giờ đây trở thành đề tài nóng hổi vì vai trò của chúng không chỉ liên quan đến chất lượng không khí được con người hít thở mà còn liên quan đến cả ấm nóng toàn cầu, ông nói.
“Các chất gây ô nhiễm tuổi thọ ngắn không thể làm lu mờ vai trò của CO2 (carbon dioxide), chất xét về lâu dài vẫn là tác nhân chính gây ấm nóng toàn cầu và phải được tập trung đối phó, nhưng chúng có thể gây nên các tác động rất lớn”, Shindell nói.
Báo cáo đầy đủ có trên trang chủ http://www.climatescience.gov/ và được công bố bởi Chương trình Khoa học Biến đổi Khí hậu Hoa Kỳ.
(Biên tập bởi Eric Walsh)
Nguồn từ Cộng đồng Thị trường Carbon Liên Hoạt động Reuters – một mạng lưới trực tuyến cổng miễn phí cho các chuyên gia về chính sách khí hậu và thị trường carbon
Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=33&cate2=154&msgId=8225&lang=1
Mai Nương (theo ENN)