An Giang – Thụy Điển hợp tác về biến đổi khí hậu
(00:16:52 AM 18/06/2011)
An Giang cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
An Giang nằm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, có diện tích 3.536 km 2, dân số 2.1 triệu người. Trong đó ngành sản xuất, chế biến lúa, gạo và nuôi trồng chế biến thủy sản phát triển khá mạnh ở An Giang.
Sản lượng lúa hàng năm khoảng từ 3,4 triệu tấn đến 3,5 triệu tấn và lượng rơm rạ phát sinh một năm của tỉnh An Giang là hơn 3,5 triệu tấn. Trong đó xử lý bằng cách đốt hoặc làm nguyên liệu cho hoạt động khác chiếm khoảng 68%, không xử lý chiếm 32% lượng rơm rạ phát sinh. Lượng trấu phát sinh ước tính hơn 640 ngàn tấn/năm. Trấu thải ra từ các nhà máy xay lúa đang là vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh.
Với tổng diện tích nuôi cá tra, cá basa trong tỉnh đạt bình quân từ 1.200 ha đến 1.400 ha, lượng nước thải ra từ quá trình nuôi là rất lớn. Toàn tỉnh hiện đang có 17 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu và hơn 10 nhà máy đang chuẩn bị xây dựng. Lượng nước thải ra từ nhà máy từ chế biến khoảng từ 2.000 m3 đến 6000 m 3 /ngày cho mỗi nhà máy.
Tỉnh An Giang cũng đang có1.695 lò gạch. Hầu hết các lò nung đất sét sử dụng nhiên liệu sinh khối (trấu) cùng với công nghệ thô sơ, hiệu suất năng lượng thấp gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hơn 1.200 tấn/ngày. Hầu hết các bãi rác xây dựng không đúng quy trình kỹ thuật, một số bãi rác nằm trong khu vực trũng, ngập lũ, biện pháp xử lý rác thông thường là đào hố, đắp bờ xung quanh, đốt. Tại An Giang hiện nay chưa có nhà máy xử lý rác theo một quy trình khép kín có khả năng tận dụng rác thải để chế biến thành một sản phẩm khác (như phân hữu cơ, nhựa tái sinh,...).
Từ các thực tế nêu trên, các vấn đề đặt ra không chỉ cho riêng tỉnh An Giang mà cũng là vấn đề của các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, như việc xử lý các chất thải trong nông nghiệp, nuôi và chế biến thủy sản, các chất thải công nghiệp.
Biện pháp tận dụng các chất thải trên để làm các nguồn năng lượng sinh học, giải quyết các vấn đề môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, những giải pháp và nguồn lực thực hiện giúp tỉnh An Giang cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng đặt ra việc tìm kiếm cơ hội kết nối giữa cá nhân, cơ quan doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh với cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp Thụy Điển và Châu Âu trên những lĩnh vực nêu trên.
Qua hội thảo tỉnh An Giang mong muốn đẩy mạnh phát triển và mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước gắn kết nghiên cứu với ứng dụng, phát triển công nghệ và đào tạo cán bộ để giải quyết các vấn đề nêu trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
- Viện Vật lý địa cầu: Động đất ở Kon Tum do hồ chứa thủy điện
Bài viết mới:
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
- Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
- Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
- Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
- Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
- Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
- Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
(Tin Môi Trường) - Chuyên gia cho rằng do không khí lạnh hiện nay rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường chỉ rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.
Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.
Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).