Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
An Giang cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
An Giang nằm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, có diện tích 3.536 km 2, dân số 2.1 triệu người. Trong đó ngành sản xuất, chế biến lúa, gạo và nuôi trồng chế biến thủy sản phát triển khá mạnh ở An Giang.
Sản lượng lúa hàng năm khoảng từ 3,4 triệu tấn đến 3,5 triệu tấn và lượng rơm rạ phát sinh một năm của tỉnh An Giang là hơn 3,5 triệu tấn. Trong đó xử lý bằng cách đốt hoặc làm nguyên liệu cho hoạt động khác chiếm khoảng 68%, không xử lý chiếm 32% lượng rơm rạ phát sinh. Lượng trấu phát sinh ước tính hơn 640 ngàn tấn/năm. Trấu thải ra từ các nhà máy xay lúa đang là vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh.
Với tổng diện tích nuôi cá tra, cá basa trong tỉnh đạt bình quân từ 1.200 ha đến 1.400 ha, lượng nước thải ra từ quá trình nuôi là rất lớn. Toàn tỉnh hiện đang có 17 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu và hơn 10 nhà máy đang chuẩn bị xây dựng. Lượng nước thải ra từ nhà máy từ chế biến khoảng từ 2.000 m3 đến 6000 m 3 /ngày cho mỗi nhà máy.
Tỉnh An Giang cũng đang có1.695 lò gạch. Hầu hết các lò nung đất sét sử dụng nhiên liệu sinh khối (trấu) cùng với công nghệ thô sơ, hiệu suất năng lượng thấp gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh hơn 1.200 tấn/ngày. Hầu hết các bãi rác xây dựng không đúng quy trình kỹ thuật, một số bãi rác nằm trong khu vực trũng, ngập lũ, biện pháp xử lý rác thông thường là đào hố, đắp bờ xung quanh, đốt. Tại An Giang hiện nay chưa có nhà máy xử lý rác theo một quy trình khép kín có khả năng tận dụng rác thải để chế biến thành một sản phẩm khác (như phân hữu cơ, nhựa tái sinh,...).
Từ các thực tế nêu trên, các vấn đề đặt ra không chỉ cho riêng tỉnh An Giang mà cũng là vấn đề của các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, như việc xử lý các chất thải trong nông nghiệp, nuôi và chế biến thủy sản, các chất thải công nghiệp.
Biện pháp tận dụng các chất thải trên để làm các nguồn năng lượng sinh học, giải quyết các vấn đề môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, những giải pháp và nguồn lực thực hiện giúp tỉnh An Giang cũng như các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội thảo cũng đặt ra việc tìm kiếm cơ hội kết nối giữa cá nhân, cơ quan doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh với cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp Thụy Điển và Châu Âu trên những lĩnh vực nêu trên.
Qua hội thảo tỉnh An Giang mong muốn đẩy mạnh phát triển và mở rộng hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước gắn kết nghiên cứu với ứng dụng, phát triển công nghệ và đào tạo cán bộ để giải quyết các vấn đề nêu trên.