Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ bảy, 18/01/2025, 03:53:38 AM (GMT+7)
Maldives và nhiều đảo quốc tiến thoái lưỡng nan vì biến đổi khí hậu
(19:57:04 PM 29/09/2021)(Tin Môi Trường) - Nền kinh tế của Maldives, Mauritius và nhiều đảo quốc phụ thuộc vào du lịch đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm vì biến đổi khí hậu.
>> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
Liên Hợp Quốc đã công nhận 38 quốc đảo đang phát triển là thành viên của Sids. Các quốc gia này được tập hợp lại với nhau vì đều phải đối mặt với những thách thức xã hội, kinh tế và môi trường do biến đổi khí hậu gây ra.
Biến đổi khí hậu không những tẩy trắng rạn san hô đầy màu sắc, tàn phá các bãi biển nguyên sơ, mà có thể khiến nhiều đảo quốc chìm sâu dưới đáy biển vào cuối thế kỷ này.
Do vậy, trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần trước, Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih khẳng định sự nóng lên toàn cầu là bản án tử đối với hòn đảo trên Ấn Độ Dương.
Lũ lụt từ biển tràn vào ngôi làng của Kiribati, quốc đảo ở trung tâm Thái Bình Dương. Ảnh: Sohu.
Theo April Baptiste, giáo sư từ Đại học Colgate của New York, lời kêu gọi của các đảo quốc đã bị bỏ qua trong nhiều năm vì những nước này có diện tích nhỏ, quyền lực chính trị và nguồn lực kinh tế còn hạn chế.
Rốt cuộc, chính phủ và người dân ở những đảo quốc phải tự giải quyết vấn đề cấp thiết này. Trước đó, Vanuatu tuyên bố sẽ mang vấn đề biến đổi khí hậu lên Tòa án Công lý Quốc tế, dù động thái này phần nhiều mang tính hình thức vì không có ràng buộc về mặt pháp lý nào liên quan đến biến đổi khí hậu trong công pháp quốc tế.
Tháng trước, một nhóm quốc đảo Thái Bình Dương đã thông báo ranh giới biển của họ vẫn nguyên vẹn, ngay cả khi đường bờ biển bị thu hẹp. Hành động này đến sau khi hiện tượng xâm nhập mặn phá hủy mùa màng và làm ô nhiễm nguồn nước ngọt của người dân trên đảo.
Giáo sư Gossling tại Đại học Linnaeus (Thụy Điển) và Daniel Scott, giáo sư thuộc Đại học Waterloo (Canada) đã tạo ra chỉ số dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu cho ngành du lịch.
Với mục đích thu hút sự chú ý của các nhà hoạch địch chính sách, họ đã xác định các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Trong đó, những quốc đảo thuộc Sids chiếm phần nhiều trong danh sách trên.
"Maldives đã xác định điều này từ nhiều năm trước và họ sẽ tiếp tục phát triển du lịch. Đây là nguồn thu nhập đáng kể nhất của Maldives trong vài thập kỷ tới trước khi hòn đảo biến mất", Scott nói.
Du lịch là nguồn thu nhập đáng kể nhất của Maldives trước khi hòn đảo này biến mất. Ảnh: CNN.
Bên cạnh đó, các quốc gia thuộc Sids còn gặp khó khăn khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Để ngăn chặn sự lây lan của virus và giữ an toàn tính mạng cho người dân, chính phủ những nước này phải đóng cửa biên giới khiến nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch điêu đứng trong 18 tháng qua.
Mauritius may mắn hơn những quốc gia trong Sids vì nền kinh tế phát triển trên nhiều lĩnh vực, nằm ở khu vực tương đối cao so với mực nước biển và rạn san hô có khả năng ngăn ngừa xói mòn. Nhưng đảo quốc nằm ở phía đông Madagascar cũng không tránh khỏi tác động từ biến đổi khí hậu.
Mauritius mong muốn nhận được lời cam kết từ các quốc gia công nghiệp phát triển tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26, dự kiến diễn ra ở Glasgow (Scotland) vào tháng 11. Thủ tướng Antigua và Barbuda (thuộc vùng biển Caribbean) Gaston Brown lại cho rằng các quốc gia công nghiệp phát triển có nhiệm vụ hỗ trợ một số quốc đảo chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Gossling cho biết các nước thuộc Sids có nhiều mâu thuẫn giữa biện pháp phòng chống biến đổi khí hậu và sự phụ thuộc vào du lịch.
"Tôi nghĩ rằng Sids chưa bao giờ nỗ lực nghiêm túc để xem xét phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, bên cạnh du lịch. Điều hiển nhiên là, những quốc đảo này tập trung vào du lịch, du lịch sẽ phát triển và cuối cùng hầu như họ phải lệ thuộc vào du lịch", Gossling nói.
Đảo quốc Vanuatu gần đây đã mang vấn đề biến đổi khí hậu lên Tòa án Công lý Quốc tế. Ảnh: Britannica.
Sau tất cả, những quốc đảo thuộc Sids cần lời kêu gọi và hành động thiết thực từ các nước phát triển, thay vì sự thờ ơ trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bấy lâu nay.
Như quan điểm Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih: "Nếu Maldives biến mất, không điều gì đảm bảo sự tồn tại của các quốc gia trên thế giới".
(Hiếu Phong (T/c Tri thức trực tuyến)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.