Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ năm, 21/11/2024, 11:39:54 AM (GMT+7)
Đến đảo Scotland khám phá sự sống hươu đỏ
(19:00:19 PM 05/07/2018)(Tin Môi Trường) - Bạn là người thích du ngoạn thiên nhiên khám phá động vật? Cùng các nhà khoa học khám phá sự sống của đàn hươu đỏ tại đảo nhỏ Rum chỉ có 30 cư dân thuộc quần đảo Inner Hebrides, Scotland.
>> Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Theo báo Anh Guardian, các nhà khoa học đã gắn thẻ định vị qua vệ tinh GPS lên cơ thể hươu con để theo dõi hành vi trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng.
Đây là một phần trong dự án nghiên cứu hươu đỏ trên đảo Rum (Isle of Rum Red Deer Project) do ĐH Edinburgh thực hiện. Ngoài ra, họ còn thu thập thống kê số lượng hươu đỏ, lấy số đo chiều cao và trọng lượng của hươu.
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Từ năm 1972, các nhóm hươu đỏ sống tại vùng cao nguyên Kilmory Glen, Mullach Mor đã được đưa về sống tập trung tại khu bảo tồn thiên nhiên đảo Rum.
Nhiều thông tin về hươu đỏ được các nhà khoa học thu thập trong 2 giai đoạn chính là mùa giao phối (tháng 9-11) và thời gian hươu cái sinh con (cuối tháng 5-6).
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Trong mùa giao phối, các hươu đực trưởng thành thường lang thang tranh giành lãnh thổ và "chiến đấu" với nhau để được con cái chú ý đến. Các cuộc điều tra dân số hươu thực hiện trong thời gian này. Danh tính hươu cái được hươu đực giao phối cũng được ghi nhận lại.
Trong quá trình nghiên cứu hươu đỏ, các nhà khoa học đã có những trải nghiệm thú vị và luôn dành tình thương yêu chúng.
Cô Emma Moreland, tình nguyện viên nhóm nghiên cứu, kể lại dùng camera ghi hình từ xa để theo dõi mùa sinh sản của hươu.
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Hầu hết hươu con được bắt vài ngày sau khi sinh. Ông Ali Morris mải mê theo dấu chú hươu con 5 ngày tuổi và dùng vợt bắt nó. Ông tháo giày và di chuyển một cách nhẹ nhàng để tránh gây sự hoảng hốt cho hươu con.
Nhờ công tác bảo tồn, chăm sóc hươu tốt nên hiện có đến hàng trăm con hươu đỏ sinh sống tại làng Kinloch nằm ở phía đông của đảo này.
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Hươu đỏ (tên khoa học Cervus elaphus) là một trong những loài hươu lớn nhất. Hươu đỏ sinh sống phần lớn ở châu Âu, khu vực dãy núi Caucasus, một số khu vực của Tây Á và Trung Á.
TTO - Ảnh: Murdo MacLeod/Guardian
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
- Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
- Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
- Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
- Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
- Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
- Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
- Những con chim ẩn mình… chờ sống
- Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.