»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:54:10 PM (GMT+7)

Tòa yêu cầu điều tra bổ sung, "ông trùm" rùa biển có khả năng chịu án cao hơn

(15:49:14 PM 11/01/2018)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/1/2018, Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang đã mở phiên tòa xét xử và quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án của đối tượng Hoàng Tuấn Hải về tội danh Vi phạm các quy định về bảo vệ loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).

Đây là đối tượng trong vụ án các cơ quan chức năng phát hiện hơn 10 tấn rùa biển bị thu gom, chế tác và buôn bán trái phép cuối năm 2014 - vụ án được cho là có số lượng rùa biển bị thu giữ lớn nhất trên thế giới. 

 

Tòa[-]yêu[-]cầu[-]điều[-]tra[-]bổ[-]sung,[-]"ông[-]trùm"[-]rùa[-]biển[-]có[-]khả[-]năng[-]chịu[-]án[-]cao[-]hơn

Đối tượng Hoàng Tuấn Hải là người duy nhất bị xét xử tại phiên toà sáng ngày 11/1/2018.

 

Sau quá trình xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Nha Trang đã đề xuất trả hồ sơ, điều tra bổ sung để: (1) xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Hoàng Tuấn Hải về hành vi tàng trữ vì mục đích buôn bán đối với số lượng vỏ trai tai tượng khổng lồ và (2) đánh giá lại tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm với khoảng 7000 cá thể rùa biển của đối tượng Hoàng Tuấn Hải để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối tượng này theo quy định tại Khoản 2 Điều 190 Bộ luật hình sự 1999 (Sửa đổi, bổ sung 2009). 
 
Đồng tình với quan điểm Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Nha Trang, nhấn mạnh số lượng tang vật đặc biệt lớn của vụ án cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng mà hành vi của Hoàng Tuấn Hải đã gây ra với nền đa dạng sinh học, môi trường sinh thái cũng như hình ảnh đất nước trong công tác bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
 
Trước đó, cuối tháng 11 và 12/2014, cơ quan chức năng đã bất ngờ đột kích sáu nhà kho ở Nha Trang sau khi nhận được thông tin do Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cung cấp về đường dây thu gom, chế tác và buôn bán rùa biển trái phép tại thành phố này. Vụ việc đã làm rúng động dư luận trong nước và quốc tế bởi một số lượng lớn xác rùa biển và các bộ phận của rùa biển, ước tính khoảng 7,000 cá thể được phát hiện. Phần lớn trong số này là đồi mồi, một loài rùa biển đặc biệt nguy cấp được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt nhưng thường bị khai thác trái phép để trang trí hoặc chế tác các sản phẩm mỹ nghệ như lược, đồ trang sức, gọng kính.   
 
Hai anh em Hoàng Tuấn Hải và Hoàng Minh Cường được cho là cầm đầu một đường dây chuyên thu mua số lượng lớn rùa biển từ ngư dân, tiến hành chế tác thành các sản phẩm mỹ nghệ và buôn lậu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã không đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của Hoàng Minh Cường. Do vậy, chỉ có Hải bị đưa ra xét xử trong phiên tòa hôm nay.
 
Tham dự và theo dõi phiên tòa tại Nha Trang, bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “ENV tôn trọng quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, đặc biệt khi quyết định này đã cho thấy quyết tâm lớn của các cơ quan chức năng thành phố Nha Trang trong việc xử lý nghiêm minh, góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD). ENV mong chờ vào một bản án nghiêm khắc, tương xứng với tính chất nghiêm trọng trong hành vi của Hoàng Tuấn Hải trong thời gian tới. ENV cũng hi vọng kẻ chủ mưu thực sự của đường dây săn bắt, chế tác và buôn bán rùa biển này sẽ bị đưa ra ánh sáng và nghiêm trị trước pháp luật”.
 
Tóm tắt diễn biến vụ việc:
 
Tòa[-]yêu[-]cầu[-]điều[-]tra[-]bổ[-]sung,[-]"ông[-]trùm"[-]rùa[-]biển[-]có[-]khả[-]năng[-]chịu[-]án[-]cao[-]hơn
Nguồn: ENV

Về rùa biển ở Việt Nam

 

Việt Nam có 5 loài rùa biển: Rùa Da (Dermochelys coriacea); Rùa Xanh/ Vích (Chelonia mydas); Đồi Mồi (Eretmochelys imbricata); Quản Đồng (Caretta caretta) và Đồi Mồi Dứa (Lepidochelys olivacea). 
 
Tất cả 5 loài rùa biển này đều được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Cụ thể, các loài rùa biển đều thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), trong đó mọi hành vi buôn bán quốc tế những loài này vì mục đích thương mại đều bị nghiêm cấm. Các loài rùa biển cũng nằm trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP, Danh mục loài thủy sản cấm khai thác ban hành kèm theo Thông tư 02/2006/TT-BTS (sửa đổi bởi Thông tư 62/2008/TT-BNN). Việc đầu tư, kinh doanh các mẫu vật rùa biển cũng là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Đầu tư 2014.
 
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi săn, bắt, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ rùa biển hoặc vận chuyển, buôn bán, tàng trữ sản phẩm/bộ phận của chúng (bất kể số lượng, khối lượng, giá trị tang vật) sẽ bị xử lý hình sự với mức hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù giam.
Nguyễn Thảo Hiền- Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tòa yêu cầu điều tra bổ sung, "ông trùm" rùa biển có khả năng chịu án cao hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI