Tin môi trường và bạn đọc » Thấy và viết
Đồng Nai: Công khai phá rừng phòng hộ
(16:17:28 PM 09/08/2014)Nhiều cựu chiến binh ở xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai vừa bức xúc phản ánh tình trạng nhiều người ngang nhiên chặt phá rừng tại địa phương này. Những cánh rừng phòng hộ gỗ giá tỵ, tếch, săng lẻ... trù phú nay đã xơ xác, nham nhở, cháy sém.
Thoải mái đốt phá
Chúng tôi được một số cựu chiến binh dẫn đường đến khu vực rừng phòng hộ thuộc ấp Mít Nài, xã La Ngà. Tại nơi này, từng vạt rừng phòng hộ dọc theo triền đồi bị đốn trơ trụi. Nhiều cây bị phạt từ gốc, bị đốt cháy khô và chết dần. Một số cây khác có dấu hiệu bị đổ độc chất vào gốc. Trên diện tích chưa đến 1 ha, có đến hàng trăm cây cao gần 20 m bị triệt hạ.
Những gốc cây giá tỵ có đường kính 30-50 cm bị đốn hạ, dấu vết còn tươi mới
Từ chân đồi nhìn lên, khác với những cánh rừng phòng hộ vốn xanh tươi, rậm rạp vươn cao, nơi đây chỉ còn là khoảnh đất trơ trụi, xác xơ. Lên đến sườn đồi, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là cảnh rừng hoang phế, nhiều cây bị chặt hạ, cưa khúc, chất đống ngổn ngang. Trong vạt đồi trơ đất đỏ, hàng loạt gốc cây có đường kính 30-50 cm bị cưa ngang vẫn còn rỉ nhựa. Nhiều gốc cũ hơn bị đốt, lấp bùn đất để xóa dấu vết.
Cầm tập đơn phản ánh, cựu chiến binh Nguyễn Văn Vinh (ngụ ấp Mít Nài) cho biết tình trạng phá rừng đã xảy ra từ mấy tháng qua. Gần đây, nhiều lần người dân chứng kiến những người lạ mặt phá rừng nên đã gọi điện báo cho UBND xã nhưng chính quyền không mấy lưu tâm. “Cách đây khoảng vài tháng, người dân trong ấp đã bắt giữ những kẻ chặt phá rừng và cả xe chở gỗ đưa về trụ sở UBND xã. Sau đó, vụ việc được xử lý như thế nào người dân cũng không được biết” - ông Vinh kể.
Nhiều người dân cho biết mục đích chủ yếu của việc phá rừng là để lấy đất trồng cây ngắn ngày, đồng thời lấy gỗ. Tình trạng phá rừng diễn ra từ lâu, ai cũng thấy nhưng không hiểu sao các cơ quan chức năng lại không biết.
Không thể nói ngay được!
Hệ thống rừng phòng hộ tại tỉnh Đồng Nai được hình thành cách đây vài chục năm tại các khu vực ở huyện Định Quán, Tân Phú... Rừng được bảo vệ, gìn giữ bằng chính sách giao khoán cho người dân trồng các loại cây ăn trái xen canh.
Theo thông tin từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, nạn tàn phá rừng bùng phát từ đầu những năm 2000, đã có hàng chục ngàn cây bị tàn phá. Chỉ trong năm 2013, đã có tổng cộng gần 200 cổ thụ tại khu vực rừng phòng hộ được giao khoán cho người dân bị đầu độc bằng cách chặt sâu vào gốc và đổ thuốc diệt cỏ để cây chết dần.
Tại xã La Ngà, theo tìm hiểu của chúng tôi, diện tích rừng phòng hộ được giao khoán cho UBND xã. Năm 1994, xã La Ngà được thành lập, khoảng hơn 15 ha rừng phòng hộ được khoán hẳn cho những gia đình thân cận của các cán bộ xã trông giữ với nhiều quyền lợi đi kèm. Thế nhưng, lúc rừng bị tàn phá thì UBND xã cũng chẳng có biện pháp ngăn chặn.
Khi được phóng viên thông báo cụ thể tình hình rừng bị tàn phá tại địa phương, bà Vũ Thị Thơ, Chủ tịch UBND xã La Ngà, chỉ nói ngắn gọn: “Chúng tôi đang báo cho Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán phối hợp nắm tình hình”. Bà Nguyễn Thị Thanh Yên, Chủ tịch UBND huyện Định Quán, cũng lạnh lùng: “Việc này không thể nói ngay được, cần phải có thời gian và lên lịch làm việc mới có thể nói cụ thể”.
Vòng vo trách nhiệm
Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, cho biết đối với rừng phòng hộ, sở có trách nhiệm quản lý chung, còn về trách nhiệm bảo vệ rừng trực tiếp thì đã giao khoán cho các đơn vị cụ thể, chẳng hạn các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ hoặc chính quyền huyện, xã...
“Rừng phòng hộ tại Đồng Nai bị tàn hại rộ lên trong một thời gian dài nhưng sau đó đã dịu bớt…” - ông Đạo khẳng định.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh” do VACNE biên soạn đã cơ bản hoàn thành
- Vỉnh Phúc: Cây Gạo cổ thụ trăm tuổi tại chùa Long Khánh được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Đón Bằng Công nhận Cây Di sản Việt Nam là hoạt động mở đầu cho Lễ hội Hương sắc Na Hang -Tuyên Quang
- Cây Bách xanh đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây cổ thụ đầu tiên của khu vực phía Nam được vinh danh Cây Di sản Việt Nam năm 2024
- HANE: Khởi động chương trình "Một triệu cây vì biển đảo tổ quốc, vì quê hương Việt Nam xanh”.
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.