»

Chủ nhật, 24/11/2024, 21:09:32 PM (GMT+7)

Đầy miểng chai ở bãi biển Vũng Tàu

(09:09:13 AM 28/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Bãi Trước Vũng Tàu không đông khách tắm biển như bãi Sau nhưng sáng chủ nhật 19-4, tôi đã nhặt tại đây rất nhiều miểng chai bia, ly thủy tinh... khi đi dọc bãi tắm.

[-]Đầy[-]miểng[-]chai[-]ở[-]bãi[-]biển[-]Vũng[-]Tàu
Vỏ chai bia vỡ vứt lăn lóc trên bãi biển - Ảnh: Huỳnh Hoa

 

Lúc đó, có rất nhiều người chân trần, nhất là trẻ em chạy nhảy, nhiều bé còn chập chững từng bước, sẽ rất nguy hiểm nếu họ không may giẫm phải những miểng chai nhọn bén thế này.

Những miểng này thường từ những người mang bia và thức ăn ra sát bờ biển nhậu với nhau buổi tối rồi liệng luôn chai, ly bị bể xuống bãi.

Một số khác thì từ các ghe thuyền đánh cá cặp bờ sau chuyến đi biển, các gia đình này nấu ăn sinh hoạt luôn trên thuyền và một số trong đó đã vứt rác thẳng xuống biển, kể cả chén ly bể.

Ai cũng biết khi thời tiết chuyển mùa nắng nóng và nhất là sau khi đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành đưa vào sử dụng, những ngày cuối tuần và ngày nghỉ lễ thường có hàng vạn người dân từ Sài Gòn và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... đổ ra Vũng Tàu tắm biển, kéo theo đó là nhiều rác thải, chất thải cũng đã được đẩy ra môi trường.

Rác thải có nhiều loại như hộp xốp, thức ăn, lon bia... nhưng với các bãi tắm, nguy hiểm nhất là những miểng chai, miểng sành sứ mà du khách thường đi chân trần rất dễ giẫm phải. Bên cạnh đó là vấn nạn ô nhiễm trầm trọng từ chất thải trong cơ thể con người khi tắm biển.

Có những buổi sáng cuối tuần, bãi biển đông nghịt người tắm biển nhưng có lẽ rất ít người quay lên khách sạn, nhà nghỉ để đi vệ sinh. Hầu hết các em nhỏ được hỏi đều trả lời là khi mắc tiểu thì cha mẹ kêu tiểu luôn dưới biển và ... “cha mẹ em cũng vậy” (?).

Được biết, từ ngày 20-4, các phường và ngành chức năng của thành phố Vũng Tàu bắt đầu xử phạt những hành vi xả rác thải ra môi trường như tàn thuốc, rác thải sinh hoạt, tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định hoặc để rác, chất thải, xác động vật hoặc chất gây ô nhiễm ra nơi công cộng.

Đây là một biện pháp thật sự cần thiết, nhưng liệu có khả thi khi mà những hành vi vi phạm thường rất khó phát hiện trong khi lực lượng kiểm tra, xử phạt lại rất mỏng?

Vì vậy, bên cạnh mức xử phạt nhằm răn đe thì rất cần có những biện pháp nâng cao ý thức của người dân và khách du lịch,  như tổ chức các đội tình nguyện viên đi vận động, gắn băngrôn, panô trên bãi biển, tuyên truyền trên báo chí, truyền hình hằng đêm... với nội dung kêu gọi thật cụ thể mọi người “không vứt rác”, “không tiểu tiện xuống biển”.

Song song đó, chính quyền cần đặt các thùng rác công cộng nhiều hơn và bố trí lực lượng thu dọn rác liên tục ở các bãi biển, lắp đặt thêm nhà vệ sinh công cộng... để có chỗ cho người dân bỏ rác thải, xả chất thải đúng nơi, đúng chỗ.

ĐỖ THỊ HUỲNH HOA
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đầy miểng chai ở bãi biển Vũng Tàu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

Tin Môi Trường
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI