»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:14:27 AM (GMT+7)

TP HCM: Phòng khám Trung Quốc lộng hành Sở Y tế không biết?

(15:24:40 PM 08/12/2016)
(Tin Môi Trường) - “Sở Y tế quản lý phòng khám có bác sỹ người Trung Quốc về nhân sự và chuyên môn ra sao mà các phòng khám này vẫn lộng hành, lừa đảo bệnh nhân?”

Sáng 8-12, tại kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM, phiên chất vấn lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM diễn ra với nhiều bức xúc liên quan đến sức khỏe, chính sách ngành y. Trong đó hiện tượng lừa đảo bệnh nhân của các phòng khám Trung Quốc nhằm moi tiền từ người dân được rất nhiều đại biểu quan tâm.

 

TP[-]HCM:[-]Phòng[-]khám[-]Trung[-]Quốc[-]lộng[-]hành[-]Sở[-]Y[-]tế[-]không[-]biết? 

Giám đốc Sở Y tế  Nguyễn Tấn Bỉnh trả lời chất vấn sáng 8-12
 
Mở đầu phiên chất vấn Sở Y tế , đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng vấn đề đang nóng hiện nay là tình trạng lừa đảo của một số phòng khám sử dụng bác sĩ người Trung Quốc.
 
Khi bệnh nhân đến khám tại các phòng khám này, bác sĩ đã vẽ ra rất nhiều bệnh nhưng không những không trị hết bệnh mà còn để lại di chứng. Ví dụ điển hình là các phòng khám Đa khoa Thế Giới, Phòng khám Đa khoa Đại Đồng, Phòng khám đa khoa Elizabeth… đã bị người dân kêu cứu nhiều lần và báo chí phản ánh nhưng vẫn đâu vào đấy.
 
Bà Trâm đặt vấn đề, “Sở Y tế quản lý phòng khám có bác sỹ người Trung Quốc về nhân sự và chuyên môn ra sao mà các phòng khám này vẫn lộng hành, lừa đảo bệnh nhân mà Sở Y tế thành phố lại không biết? Giải pháp chấn chỉnh trong thời gian tới ra sao?”
 
Trả lời chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết công tác quản lý ngành nghề y tế trên địa bàn TP rất phức tạp. Hiện nay, Sở Y tế cấp phép trên 40.000 trường hợp, đồng thời cấp phép cho phòng khám đa khoa 200 trường hợp và 4500 phòng khám tư nhân cùng với các phòng nước ngoài thuộc Bộ Y tế quản lý.
 
Đối với tình trạng phòng khám Trung Quốc, ông Bỉnh nhìn nhận đây là vấn đề kéo dài nhiều năm.
 
"Không phải có phản ánh của báo chí mới kiểm tra mà chúng tôi kiểm tra thường xuyên, mỗi năm 3-4 lần. Tuy nhiên, cứ phòng khám Trung Quốc là dính tới Đông y, mà Đông y thì rất khó kiểm tra. Gây khó khăn trong quản lý”, ông Bỉnh nói.
Ông Bỉnh cũng dẫn ra một số bất cập hiện nay như người dân nhất là tầng lớp lao động dễ tin vào quảng cáo cứ đến các phòng khám mặc dù chi phí cao, bất cập trong công tác khám chữa bệnh còn nhiều.
 
Ngay cả việc cấp phép hành nghề của y bác sĩ là lao động nước ngoài cũng tồn tại nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, do chế tài còn thấp, có phòng khám vi phạm bị Sở phạt 900 triệu đồng nhưng vẫn hoạt động. Họ có thể di chuyển qua nơi khác hoặc bỏ luôn cơ sở vật chất để đầu tư chỗ mới.
 
Ông Bỉnh khẳng định tất cả các cơ sở được kiểm tra nếu phát hiện không có giấy phép hành nghề thì sẽ bị phạt nặng. Thế nhưng khi rút giấy phép ở nơi này họ lại đến chỗ khác.
 
“Do đó, chúng tôi đi đến giải pháp là quản lý chặt không chỉ phòng khám có yếu tố nước ngoài mà tất cả các phòng khám trên địa bàn TP. Từ ngày 9-11-22-11, TP đã kiểm tra 20 phòng khám đa khoa có hành vi không lập hồ sơ bệnh án, ghi chép bệnh án ko đầy đủ, mua thuốc sai quy định… Thời gian tới, Sở sẽ công khai đầy đủ giấy phép, chức năng hành nghề của các phòng khám bằng mạng thông tin điện tử của TP  để người dân lựa chọn.
 
Song song với đó, chúng tôi sẽ kiểm tra những phòng khám không đạt, cung cấp thông tin cho người dân biết để tránh bị lừa đảo” - ổng Bỉnh cho biết.
(Theo PLO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP HCM: Phòng khám Trung Quốc lộng hành Sở Y tế không biết?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI