Tổ chức phòng chống ung thư phản bác sách "Ung thư không phải chết"
(19:33:00 PM 10/09/2019)(Tin Môi Trường) - Mới đây, một số nội dung trong cuốn sách "Ung thư không phải là chết" (Nhà xuất bản Dân trí) được viết bởi bác sĩ Nguyễn Lê, chuẩn bị được phát hành trong tháng 9.2019, đã gây tranh cãi trên mạng xã hội.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9 >> Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Cuốn sách "Ung thư không phài là chết" có nội dung gây tranh cãi. Ảnh: Ruybangtim
Play
Bác sĩ Nguyễn Lê từng được biết đến qua hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư, từ những câu chuyện như 10 năm ung thư gan vẫn sống khỏe nhờ "thần dược" đu đủ Mỹ.
Đáng chú ý, các nhà khoa học, bác sĩ thuộc tổ chức Ruy Băng Tím cho rằng nội dung của những trang sách này có nhiều điểm sai, phản khoa học, dễ hướng người đọc nhìn nhận lệch lạc khi lựa chọn thuốc hay phương pháp để điều trị ung thư.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA - Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím cho rằng: "Những nội dung sai khoa học được đăng trên báo chí những năm qua về câu chuyện của bác sĩ Lê như “10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ” hoặc “10 năm ung thư gan vẫn sống khỏe: thần dược đu đủ Mỹ”,… một lần nữa lại được truyền tải trong cuốn sách sắp xuất bản này; với cách đưa vấn đề sai khoa học và có khả năng hướng người đọc có cái nhìn lệch lạc về lựa chọn thuốc cũng như phương pháp để điều trị ung thư".
3 trang sách trong cuốn “Ung thư không phải là chết” được đưa ra phản biện. Ảnh: Ruybangtim
Trong cuốn sách "Ung thư không phải là chết", tác giả viết: "Thay cho việc dùng hóa trị, tôi tìm kiếm các liệu pháp hỗ trợ thay thế an toàn hơn. Ngày nay, nó được coi là một biện pháp an toàn và khá hiệu quả gọi là "y học hỗ trợ và thay thế" (Complementary and Alternative Medicine), gọi tắt là CAM". Bác sĩ này đã chọn cây đu đủ tại Mỹ có chất Acetogenin giúp diệt các tế bào ung thư.
Về quan điểm này, Tổ chức Ruy Băng Tím khẳng định biện pháp y học hỗ trợ thay thế chưa từng được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm còn nhiều khả năng được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại.
Một số nội dung khác cũng gây tranh cãi trong cuốn sách này là việc sử dụng nano bạc để chống lại ung thư, hay việc bác sĩ Nguyễn Lê liệt kê một loạt các sản phẩm thực phẩm chức năng khác trong sách như Etea (trà Essiac), bộ ba sản phẩm của hãng Nature’s Sunshine hay Herbalife, Synergy để sử dụng hỗ trợ cho điều trị ung thư.
Theo các nhà khoa học của Tổ chức Ruy Băng Tím, nano bạc tác giả nhắc đến trong sách là các hạt bạc nhỏ trộn trong dung dịch được quảng cáo có lợi cho hệ miễn dịch (Colloidal Silver), có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm. Thực tế, chúng chưa từng được đánh giá khoa học về tác dụng có lợi trên người.
Ngược lại, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ còn đưa ra khuyến cáo nano bạc có thể gây nên những phản ứng phụ nguy hiểm cho người sử dụng, phổ biến là hội chứng Argyria, da bị nhuộm màu bạc, chuyển màu xanh xám (bluish-gray), ngăn cản sự hấp thu của các thuốc điều trị.
Hay về vấn đề thực phẩm chức năng, các nhà khoa học của Tổ chức Ruy Băng Tím cho rằng không có bằng chứng khoa học chứng minh được hiệu quả của thực phẩm chức năng trong điều trị bệnh trên người.
Bác sĩ Nguyễn Trương Đức Hoàng, giảng viên Bộ môn Ung thư, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Nghiên cứu sinh chuyên ngành ung thư Đại học Hiroshima cho biết: "Tôi có cả trăm bằng chứng chết vì đã theo những cách điều trị như vậy. Một bác sĩ chia sẻ thông tin mà không đọc lấy một bài báo khoa học nào về nó, hô hào cho một cách điều trị không chính thống, sẽ làm khó khăn cho biết bao nhiêu bệnh nhân, bao nhiêu bác sĩ đang ngày ngày chiến đấu với ung thư".
HƯƠNG GIANG (báo LĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.