Sự thật về các tế bào ung thư có thể khiến bạn… chết đứng
(12:46:24 PM 28/11/2015)
Tế bào ung thư sinh sản và phát triển một cách chóng mặt - Ảnh: Shutterstock
Khi các tế bào này phát triển không kiểm soát sẽ dẫn đến kết quả hình thành các khối u ở mô. Các khối u tiếp tục phát triển và một số, được gọi là khối u ác tính, có thể lây lan đến các vùng khác.
Có hơn 100 loại bệnh ung thư
Có rất nhiều loại ung thư khác nhau và các loại ung thư có thể phát triển ở bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Loại ung thư thường được đặt tên cho các cơ quan, mô hoặc các tế bào mà nó phát triển trong đó.
Các loại phổ biến nhất của ung thư là ung thư biểu mô hoặc ung thư da.
Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư có nguồn gốc từ các tế bào tủy xương tạo thành các tế bào máu trắng. Lymphoma phát triển trong các tế bào máu trắng gọi là tế bào lympho. Đây là loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào B và tế bào T.
Một số virus tạo ra các tế bào ung thư
Theo About, tế bào ung thư phát triển có thể do một số yếu tố bao gồm tiếp xúc với hóa chất, tia xạ, tia cực tím và các lỗi sao chép nhiễm sắc thể.
Ngoài ra, virus cũng có khả năng gây ung thư bằng cách thay đổi gen. Virus ung thư ước tính gây ra 15 - 20% tất cả các loại ung thư. Những loại virus thay đổi các tế bào bằng cách tích hợp vật liệu di truyền của nó với ADN của tế bào chủ. Các gen virus điều chỉnh sự phát triển tế bào, làm cho tế bào mới tăng trưởng một cách bất thường.
Virus Epstein-Barr có liên quan đến u lympho, virus viêm gan B có thể gây ung thư gan và virus u nhú ở người có thể gây ung thư cổ tử cung.
Khoảng 1/3 các trường hợp ung thư có thể phòng ngừa
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 30% của tất cả các trường hợp ung thư có thể phòng ngừa.
Người ta ước tính rằng chỉ có 5 - 10% ung thư là do khiếm khuyết gen di truyền, phần còn lại có liên quan đến ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và sự lựa chọn lối sống (hút thuốc, ăn uống kém và ít vận động).
Yếu tố nguy cơ có thể ngăn ngừa khả thi nhất liên quan đến sự phát triển ung thư trên toàn cầu là hút thuốc lá. Khoảng 70% các trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc.
Tế bào ung thư sử dụng đường với tốc độ cao để duy trì và phát triển khả năng phân chia - Ảnh: Shutterstock
Tế bào ung thư thèm… đường
Các tế bào ung thư thường sử dụng nhiều glucose hơn để phát triển so với các tế bào bình thường.
Glucose là một loại đường cần thiết cho việc sản xuất năng lượng thông qua việc hô hấp của tế bào. Tế bào ung thư sử dụng đường với tốc độ cao để tiếp tục phân chia. Ti thể của khối u tế bào cung cấp năng lượng cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng bất thường liên kết với các tế bào ung thư.
Ngoài ra, ti thể này còn cung cấp một nguồn năng lượng khuếch đại làm cho các tế bào của khối u đề kháng với hóa trị liệu.
Tế bào ung thư ẩn trong cơ thể
Tế bào ung thư có thể tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách ẩn giữa các tế bào khỏe mạnh.
Ví dụ, một số khối u tiết ra một loại protein, mà loại protein này cũng được tiết ra bởi các hạch bạch huyết. Các protein cho phép các khối u biến đổi lớp ngoài của nó thành một cái gì đó tương tự như mô bạch huyết. Những khối u này xuất hiện trong các mô khỏe mạnh. Kết quả là, các tế bào miễn dịch không phát hiện các khối u là một chất độc hại và nó được phép phát triển, lây lan không được kiểm soát trong cơ thể.
Tế bào ung thư biến dạng và thay đổi hình dạng
Tế bào ung thư trải qua những thay đổi để tránh sự phòng thủ của hệ miễn dịch cũng như để bảo vệ chống phóng xạ và hóa trị.
Các nhà khoa học tìm thấy khả năng thay đổi hình dạng của tế bào ung thư được quy cho sự bất hoạt của thiết bị chuyển mạch phân tử gọi là microRNA. Các phân tử RNA có khả năng điều chỉnh biểu hiện gen. Khi microRNA nào đó trở nên bất hoạt, các tế bào khối u sẽ đạt được khả năng thay đổi hình dạng.
Tế bào ung thư phân chia không kiểm soát được và sản xuất thêm các tế bào con
Tế bào ung thư có thể có những đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến các thuộc tính sinh sản của nó. Một phân chia tế bào bình thường của quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con.
Tế bào ung thư, tuy nhiên, có thể chia thành ba hoặc nhiều hơn các tế bào con.
Các tế bào ung thư mới phát triển có thể hoặc là mất đi hoặc được thêm nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia. Hầu hết các khối u ác tính có các tế bào đã bị mất nhiễm sắc thể.
Tế bào ung thư cần mạch máu để tồn tại
Một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư là việc gia tăng nhanh chóng sự hình thành mạch máu mới, được biết đến như thành mạch. Khối u cần các chất dinh dưỡng do các mạch máu cung cấp. Nội mạc mạch máu chịu trách nhiệm cho cả hai mạch bình thường và khối u hình thành mạch máu.
Tế bào ung thư gửi tín hiệu cho các tế bào lân cận lành mạnh thông báo cần phát triển các mạch máu mới để cung cấp các tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mạch máu mới bị ngăn cản hình thành, khối u sẽ ngừng phát triển.
Tế bào ung thư có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác
Tế bào ung thư có thể di căn hay lan truyền từ nơi này đến nơi khác thông qua hệ thống mạch máu hoặc bạch huyết. Tế bào ung thư kích hoạt các thụ thể ở mạch máu, cho phép chúng thoát ra khỏi hệ thống lưu thông của máu và lây lan đến các mô và cơ quan.
Các tế bào ung thư thường phát hành “sứ giả” hóa học có tên gọi là chemokin - gây ra một phản ứng miễn dịch và cho phép nó đi qua mạch máu vào các mô xung quanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.