»

Thứ tư, 30/10/2024, 14:24:09 PM (GMT+7)

Say nắng có đủ làm chết người?

(06:16:27 AM 14/04/2018)
(Tin Môi Trường) - Trước giờ tôi nghĩ đi giữa nắng gắt, say nắng thì mệt thôi, nhưng vừa qua nghe bên hàng xóm có người say nắng mà đột tử. Không rõ thực hư thế nào…

Trần Thị Mỹ Trà (59 tuổi; ngụ quận 12, TP HCM) hỏi: Bác sĩ vui lòng cho tôi hỏi say nắng có thực nguy hiểm đến thế không? Nó có những triệu chứng gì và phải phòng ngừa như thế nào? Tôi hiện có huyết áp hơi cao (chưa phải dùng thuốc) và tiểu đường nhẹ, không biết có ảnh hưởng gì nếu đi giữa trời nắng gắt?

 

Say[-]nắng[-]có[-]đủ[-]làm[-]chết[-]người?
Ảnh: IE
 
BS chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
 
Các tên gọi như say nắng, sốc nắng, sốc nhiệt… thường được dùng để chỉ hiện tượng say nắng khi làm việc hoặc đi quá lâu dưới trời nắng nóng.
 
Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên do rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt, giãn mạch, mất nước qua mồ hôi. Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian.
 
Những biểu hiện nhẹ ban đầu có thể là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực… Giai đoạn nặng hơn là người bị say nắng cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút...
 
Nếu không được can thiệp đúng, say nắng quả thật có thể dẫn dến hậu quả nghiêm trọng sau cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
 
Các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim), nội tiết (tiểu đường, cường giáp…) sẽ làm nặng thêm tình trạng say nắng. Tuổi tác (trẻ nhỏ, người lớn tuổi) cũng là những người nhạy cảm với thời tiết, cần chú trọng đề phòng say nắng.
 
Để phòng tránh say nắng, bà nên tránh làm việc hoặc đi dưới trời nắng nóng quá lâu, đặc biệt là những thời điểm nắng gắt, nhiệt độ cao trong ngày. Khi ra đường cần chuẩn bị mũ nón, áo khoác, dù…để chống nắng, mang theo nước để uống bù khi bị đổ mồ hôi nhiều. Vì các bệnh lý cao huyết áp và tiểu đường là yếu tố nguy cơ làm nặng thêm tình trạng say nắng, nên bà cũng cần chú trọng tuân thủ điều trị để kiểm soát tốt các căn bệnh này.
 
Nếu lỡ có các biểu hiện say nắng, bà phải vào nơi thoáng mát ngay, nghỉ ngơi, rửa mặt bằng nước mát và uống nước. Nếu tình hình không đỡ hoặc đã xuất hiện các biểu hiện nặng, bà phải vào bệnh viện kiểm tra ngay.
(Theo NLĐ)
Từ khóa liên quan: Say nắn, g có đủ, làm, chết người
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Say nắng có đủ làm chết người?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI