Rất nhiều dấu hiệu cảnh báo một đại dịch mới xuất hiện trừ phi chúng ta hành động khẩn cấp
(13:39:35 PM 05/01/2022)(Tin Môi Trường) - Trong bối cảnh cả thế giới tiếp tục phải vật lộn với những hậu quả tàn khốc do COVID-19 gây ra, WWF kêu gọi một hành động toàn cầu khẩn cấp để giải quyết những vấn đề tổ chức này xác định là nguyên nhân cốt lõi có thể gây ra một đại dịch bắt nguồn từ động vật trong tương lai. Nội dung báo cáo hoàn toàn phù hợp trong hiện tại nên TMT xin đăng lại bài viết tđã đăng rên TMT từ ngày 19/06/2020.
>> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam >> Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
Trong một báo cáo mới phát hành: “COVID-19: lời kêu gọi khẩn cấp bảo vệ con người và thiên nhiên”, WWF xác định rằng những yêu tố môi trường thúc đẩy sự xuất hiện các bệnh dịch bắt nguồn từ động vật bao gồm: buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã có nguy cơ cao, thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến rừng bị phá và đất bị biến đổi, mở rộng nông nghiệp, thâm canh không bền vững và chăn nuôi. Rất nhiều nhà khoa học và các nhà lãnh đạo tầm cỡ trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã cảnh báo về nguy cơ của một đại dịch toàn cầu. WEF xếp các đại dịch và các bệnh truyền nhiễm là những mối nguy cơ lớn nhất trên toàn cầu trong một thập kỷ vừa qua, gây ra “một mối đe doạ khẩn cấp đối với cuộc sống của con người”.
Marco Lambertini, Tổng Giám đốc của WWF Quốc tế phát biểu: “Chúng ta cần phải khẩn trương thừa nhận sự liên quan giữa tàn phá thiên nhiên và sức khoẻ của loài người, nếu không chúng ta sẽ sớm trải qua một đại dịch tiếp theo. Chúng ta phải chấm dứt buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, ngăn chặn mất rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, cũng như sản xuất thực phẩm phải bền vững. Tất cả những hành động này sẽ giúp ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập con người, đồng thời giải quyết những nguy cơ toàn cầu đối với xã hội của chúng ta như mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Không còn gì để tranh cãi, minh chứng khoa học đã rõ ràng, chúng ta cần dựa vào thiên nhiên chứ không chống lại thiên nhiên. Khai thác thiên nhiên không bền vững đã trở thành một mối nguy cơ lớn đối với tất cả chúng ta”.
Nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn là những câu hỏi bỏ ngỏ nhưng các bằng chứng sẵn có đều cho thấy đây là một loại bệnh bắt nguồn từ động vật, có nghĩa là xuất phát từ động vật hoang dã và lây truyền sang con người. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một lệnh cấm toàn diện đối với việc tiêu thụ động vật hoang dã vào 24 tháng 2 vừa qua. WWF hoàn toàn ủng hộ lệnh cấm này và hiện nay Quốc hội Nhân dân Trung Quốc đang hỗ trợ việc sửa đổi luật hiện hành về bảo vệ động vật hoang dã. Nếu được thực thi đầy đủ, Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã của Trung Quốc sẽ là một trong những bộ luật mạnh mẽ và nghiêm ngặt nhất thế giới. Các chính phủ khác cần có những hành động mạnh mẽ tương tự và đóng cửa các thị trường động vật hoang dã có nguy cơ cao, chấm dứt hoàn toàn nạn buôn bán này.
Tuy nhiên, giải quyết vấn đề buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã có nguy cơ cao một cách riêng lẻ không thể ngăn chặn đại dịch tiếp theo – hệ thống sản xuất thực phẩm không bền vững trên toàn cầu của chúng ta đang lấy đi những không gian tự nhiên ở quy mô lớn, các hệ sinh thái tự nhiên bị phân mảnh và gia tăng các tương tác giữa động vật hoang dã, động vật nuôi và con người. Từ năm 1990, khoảng 178 triệu héc-ta rừng đã bị chặt phá, tương đương với diện tích của Libya, quốc gia có diện tích lớn thứ 18 trên thế giới. Hàng năm, khoảng 10 triệu héc-ta rừng vẫn tiếp tục bị mất đi do chuyển đổi đất nông nghiệp và cho các mục đích sử dụng đất khác.
Một thảm kịch cũng đang diễn ra tại Brazil khi một làn sóng phá rừng ngày càng dâng cao do chính phủ liên bang cắt giảm việc thực thi pháp luật. Sự cắt giảm này xảy ra sau khi tỷ lệ phá rừng trong tháng 4 tăng 64% so với 2 năm trước.
Khủng hoảng COVID-19 cho thấy rằng cần có những thay đổi có tính hệ thống để giải quyết những nguyên nhân môi trường khiến đại dịch xảy ra. WWF ủng hộ cách tiếp cận “Một sức khoẻ” trong đó nhấn mạnh mối liên kết giữa sức khoẻ con người, động vật và môi trường chung cho cả hai và muốn cách tiếp cận này được cân nhắc trong các quyết định về động vật hoang dã và thay đổi mục đích sử dụng đất, trong tất cả các quyết định kinh doanh và hoạt động tài chính, đặc biệt khi liên quan tới vấn đề sức khoẻ toàn cầu.
Ông Lambertini tiếp lời “Trong thảm kịch, chúng ta nhận thấy một cơ hội để hàn gắn mối quan hệ của chúng ta và thiên nhiên và giảm thiểu rủi ro về các đại dịch trong tương lai. Nhưng một tương lai tốt đẹp phải bắt đầu từ những quyết định của các chính phủ, doanh nghiệp và người dân ngay từ hôm nay. Các nhà lãnh đạo toàn cầu phải hành động khẩn cấp để thay đổi mối quan hệ của chúng ta với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần một Thoả thuận mới về Thiên nhiên và Con người trong đó đặt mục tiêu phục hồi thiên nhiên vào năm 2030 và đảm bảo sức khoẻ cũng như sinh kế của con người trong dài hạn”.
THIÊN ÂN
Gửi ý kiến bạn đọc về: Rất nhiều dấu hiệu cảnh báo một đại dịch mới xuất hiện trừ phi chúng ta hành động khẩn cấp
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.