Phát hiện ung thư vú bằng… công nghệ dò mìn
(12:18:56 PM 03/12/2011)(Tin Môi Trường) - Hệ thống chiếu chụp Maria của Công ty Micrima thuộc Đại học Bristol (Anh) có khả năng phát hiện khối u vú chỉ trong vòng 8 giây.
>> Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu >> Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng >> Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng >> Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình >> Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
Ảnh minh họa
Phụ nữ dưới 50 tuổi thường được khuyến cáo không nên chụp X-quang thường xuyên do lo ngại bức xạ i-on hóa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe quá sớm. Mật độ mô vú dày hơn cũng khiến việc phát hiện khối u bằng tia X gặp nhiều trở ngại.
Maria sử dụng sóng radio giúp việc tìm kiếm dễ dàng hơn, nhất là không gây đau đớn. Thay vì ép bộ ngực giữa hai tấm X-quang, bộ phận scan của Maria được thiết kế dưới dạng hình chén bằng gốm, úp vào ngực bệnh nhân. Dữ liệu được chuyển về máy tính trong vòng 8 giây, cho thấy hình ảnh 3D của vùng ngực.
Nếu sử dụng phương pháp X-quang truyền thống, trong quá trình chụp, nhân viên kỹ thuật phải được trang bị bảo hộ rất cẩn thận để tránh nhiễm xạ. Mất khoảng 1 phút chuyên gia mới kiểm tra được tình hình nhưng trong những ca khó có thể kéo dài gấp đôi. Bệnh nhân thường phải đợi khoảng 2 tuần mới có kết quả.
Hệ thống Maria có giá thành rẻ hơn, phù hợp với phụ nữ ở mọi độ tuổi, không cần màng chắn bảo vệ nên có thể sử dụng ở nhiều vị trí. Hệ thống này ứng dụng công nghệ đã được dùng để phát hiện các chất nổ không kim loại trong đất. Nó có thể ghi nhận sự khác biệt giữa các mô lành ở tuyến vú với các khối u chứa máu và nước.
Nghiên cứu trên 200 phụ nữ cho thấy Maria phát hiện được 80% khối u, một tỉ lệ thành công gần bằng các biện pháp hiện đang được sử dụng. Các nhà khoa học hy vọng tỉ lệ này có thể lên đến 90%. Giá thành một hệ thống máy Maria dưới 10.000 bảng Anh, trong khi chi phí để thiết lập phòng chụp X quang và các thiết bị chuyên dụng khác có thể lên tới 400.000 bảng.
Theo Thu Thương (Khoa học Đời sống/ Daily Mail)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.