»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:10:06 PM (GMT+7)

Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đô thị và sức khỏe cộng đồng

(12:03:38 PM 20/03/2018)
(Tin Môi Trường) - Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đô thị và sức khỏe cộng đồng là nội dung buổi tọa đàm “Ô nhiễm môi trường đô thị và sức khỏe cộng đồng” do Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) phối hợp với Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) tổ chức chiều 17/3, tại Hà Nội.

Mục đích của buổi tọa đàm nhằm giúp người nghe có cái nhìn đúng đắn hơn về một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay, đồng thời biết mình cần hành động như thế nào để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. 

 

Nâng[-]cao[-]nhận[-]thức[-]về[-]bảo[-]vệ[-]môi[-]trường[-]đô[-]thị[-]và[-]sức[-]khỏe[-]cộng[-]đồng[-]
Ảnh minh hoạ: IE
 
Theo Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, đối với môi trường không khí tại các đô thị, áp lực ô nhiễm chủ yếu do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp nội đô; hoạt động đun nấu, sinh hoạt của dân cư; quá trình xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào, đốt rác rơm rạ khi vụ mùa xong... Ô nhiễm không khí do bụi vẫn là vấn đề nổi cộm nhất ở các đô thị. Nồng độ bụi trong không khí ở đô thị thay đổi qua các tháng trong năm, theo diễn biến mùa, thể hiện rõ ở khu vực miền Bắc; khu vực miền Nam có sự khác biệt đáng kể giữa mùa khô và mùa mưa. Nồng độ bụi thay đổi theo quy luật trong ngày, đặc biệt là các khu vực gần trục giao thông. 
 
Phó Giáo sư, Tiến sỹ  Vũ Văn Giáp – Tổng Thư ký Hội hô hấp Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bụi ô nhiễm (PM 2,5 và PM 10) ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng, kể cả người khỏe cũng dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp trên như: phổi, gây phản ứng viêm, tổn thương phổi tắc nghẽn mạch mãn tính, xâm nhập hệ tuần hoàn, hệ tim mạch và hệ tạo máu... Đặc biệt đối với hệ sinh sản sẽ ảnh hưởng dinh dưỡng thai nhi dẫn dến nguy cơ sinh non… 
 
Tiến sỹ Nguyễn Văn Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) nêu nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bên ngoài là do hoạt động giao thông ngày càng tăng, sinh hoạt hàng ngày thải ra gây chất độc phát tán ra môi trường, còn ô nhiễm trong nhà gây ô nhiễm vi sinh do phát thải từ sinh hoạt trong nhà, đặc biệt sẽ càng tăng cao tại những nơi ẩm thấp như khu chung cư cũ và vùng nông thôn. Nếu mọi người hiểu rõ sự nguy hiểm của ô nhiễm không khí thì sẽ cải thiện tình hình ô nhiễm không khí ở các đô thị và có biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng. 
 
Bên cạnh đó, các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, y tế và quản lý nhà nước cũng đã chia sẻ những giải pháp cho cộng đồng. Theo đó, Nhà nước cần đưa ra các quy chuẩn cụ thể đối với các cơ sở sản xuất, giao thông, các công trình xây dựng, đồng thời tiến hành nhiều biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí hơn từ nguồn “di động” như giao thông, nguồn “điểm” từ nhà máy nhiệt điện, thép, nguồn đốt rơm rạ và ô nhiễm không khí xuyên biên giới... 
 
Sự tham gia của cộng đồng cũng rất cần thiết để giảm ô nhiễm không khí, chính vì vậy cần có ý thức khi tham gia giao thông, định kỳ bảo dưỡng phương tiện, dùng nhiên liệu sạch, tiết kiệm năng lượng, tích cực đi bộ; vận động bà con không đốt rác, rơm rạ, không xả rác thải... Phát động chương trình trồng cây xanh trong đô thị là biện pháp bảo vệ môi trường rất hiệu quả, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
Diệu Thúy -TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đô thị và sức khỏe cộng đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI