Mối nguy hiểm từ nhộng tằm, đuông dừa
(15:28:30 PM 15/05/2015)
Nhộng tằm, đuông dừa nhiều đạm, lành tính
Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng, Hội Đông y Hà Nội, các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm…) có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100 g nhộng cung cấp 13 g protein), caxi và vi khoáng… Do đó, côn trùng dễ dàng trở thành nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá.
Người ta đã dùng những loại côn trùng này để chế thành thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ em (nhờ hàm lượng canxi và phốt pho dồi dào). Người già, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết, bản thân nhộng tằm, sâu dâu, đuông dừa lành, không chứa độc tố. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) từng khuyến khích mọi người nên ăn côn trùng. Ở nước ta, mặc dù chưa có những khuyến cáo tương tự nhưng hiện nay, mốt ăn côn trùng đang rất phát triển.
Nguy cơ ngộ độc
Tuy nhiên ông Thịnh cũng lưu ý rất nhiều trường hợp bị ngộ độc, thậm chí mất mạng vì côn trùng. Nhưng nguyên nhân từ bên ngoài, chứ không phải do bản thân con nhộng.
Thứ nhất, côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng, vì vậy những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Đó là lý do nhiều người cùng ăn nhưng có một vài người bị dị ứng hoặc ngộ độc.
"Khi bị ngộ độc côn trùng, nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn (có thể sử dụng cách uống nhiều nước). Trường hợp nặng, hoặc hôn mê cần để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải. Đối với những người khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo tùy theo các biểu hiện của bệnh nhân. Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời" - bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai.
Biểu hiện của dị ứng thức ăn là nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... sau khi ăn. Do đó, những người trước đó hay bị dị ứng với thức ăn nên cân nhắc khi dùng thử.
Thứ hai, chúng ta có thể bị ngộ độc khi ăn phải các loại côn trùng chết. PGS Thịnh cho biết, không riêng nhộng tằm, đuông dừa, những loại động vật khác như lợn, gà, chó… khi chết đều tiết ra những chất có thể gây độc. Nếu ăn các món này tại các nhà hàng, bạn không thể biết mình có ăn phải côn trùng chết hay không.
Ngoài ra, người sử dụng có thể bị ngộ độc hóa chất ngâm các loại côn trùng. Chẳng hạn để nhộng căng, đẹp mắt, người bán hàng thường ngâm chúng trong natri sunfit. Nếu hàm lượng chất này trên 30 mg/kg rất dễ gây ngộ độc.
Để phòng vệ, các loại cây sẽ tiết ra những chất độc chống lại sự tấn công của côn trùng. Các chất này ngấm vào cơ thể của côn trùng và khiến người sử dụng có thể bị trúng độc.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng nhộng tằm nghi ngờ để lâu, ôi hỏng, không rõ nguồn gốc. Những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi thưởng thức món này. Tốt nhất, bạn không ăn hoặc chỉ nên ăn thăm dò trước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.