»

Thứ ba, 05/11/2024, 08:10:38 AM (GMT+7)

"Mới": Hít nhiều khí CO2 khiến con người phát phì

(09:33:35 AM 16/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng cao, kích thích tế bào thần kinh, khiến con người ăn nhiều hơn, ngủ ít hơn nên ngày càng béo.
Đó là kết luận của nhà khoa học Lars- Georg Hersoug tại Trung tâm nghiên cứu phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe Đan Mạch sau khi nghiên cứu thể trọng của một lượng lớn người gầy và béo phì trong suốt 22 năm.

“Theo lý thuyết, chỉ những người đã béo sẵn mới theo đà đó mà ngày càng phát phì bởi họ lười vận động. Thế nhưng, trong nghiên cứu của tôi, những người gầy cũng đang tăng cân trông thấy”- Hersoug cho biết.

Theo Hersoug, orexin – một loại peptide có hoóc-môn trong não bộ kích thích sự tỉnh táo và tiêu hao năng lượng đã bị khí CO2 làm ảnh hưởng, khiến một số người ngủ muộn hơn và ăn nhiều hơn do quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị xáo trộn.

 

Hersoug[-]tin[-]rằng[-]hít[-]nhiều[-]khí[-]CO2[-]khiến[-]con[-]người[-]ăn[-]nhiều[-]hơn,[-]ngủ[-]ít[-]hơn[-]nên[-]dễ[-]béo[-]phì.
Hersoug tin rằng hít nhiều khí CO2 khiến con người ăn nhiều hơn, ngủ ít hơn nên dễ béo phì.


Hersoug nêu ra 3 dẫn chứng. Thứ nhất, trong thời kỳ 1986-2010, tại khu vực bờ biển đông của Mỹ, tỷ lệ béo phì đạt ngưỡng cao nhất. Đây cũng là thời điểm lượng khí CO2 tập trung trong khí quyển với mật độ dày đặc nhất.

Thứ hai, nghiên cứu năm 2010 trên 20.000 động vật tại các phòng thí nghiệm cho thấy các con vật đều tăng cân khi ở trong một điều kiện môi trường nhất định dù khẩu phần ăn của chúng được kiểm soát chặt chẽ lượng chất béo. Khi các nhà khoa học khảo sát loài chuột ở thành thị và nông thôn Mỹ cũng thu được kết quả tương tự. Điều này cho thấy thể trọng của động vật chịu sự tác động của các yếu tố môi trường.

Thứ ba, một nghiên cứu năm 2007 cho thấy nồng độ pH trong máu có tác động rõ rệt tới orexin trong não bộ.

Theo[-]Hersoug,[-]khí[-]CO2[-]làm[-]tăng[-]nồng[-]độ[-]pH[-]trong[-]máu,[-]tác[-]động[-]tới[-]tế[-]bào[-]thần[-]kính,[-]làm[-]xáo[-]trộn[-]sự[-]trao[-]đổi[-]chất.
Theo Hersoug, khí CO2 làm tăng nồng độ pH trong máu, tác động tới tế bào thần kính, làm xáo trộn sự trao đổi chất.


Theo Hersoug, khi hít nhiều khí CO2, nồng độ pH trong máu sẽ tăng, tác động tới não bộ.

Để kiểm chứng giả thuyết này, năm ngoái, hai nhà khoa học khác từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã cùng Hersoug tiến hành một nghiên cứu nhỏ, trong đó 6 sinh viên nam ở trong căn phòng điều tiết khí hậu đặc biệt, tiếp xúc với lượng lớn khí CO2.

Bảy tiếng sau, những người này được cho phép ăn bao nhiêu tùy thích. Kết quả cho thấy những người tiếp xúc với nhiều khí CO2 ăn nhiều hơn những người còn lại 6%.

“Khi hấp thụ nhiều khí CO2 vào cơ thể, nhịp tim của họ tăng cao. Điều này cho thấy khí CO2 cũng ảnh hưởng tới tế bào thần kinh”- Hergous kết luận.

Thu Thương/ Bee.net (Theo Sciencenordic, Daily Mail)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Mới": Hít nhiều khí CO2 khiến con người phát phì

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.

Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI