Hersoug tin rằng hít nhiều khí CO2 khiến con người ăn nhiều hơn, ngủ ít hơn nên dễ béo phì. |
Hersoug nêu ra 3 dẫn chứng. Thứ nhất, trong thời kỳ 1986-2010, tại khu vực bờ biển đông của Mỹ, tỷ lệ béo phì đạt ngưỡng cao nhất. Đây cũng là thời điểm lượng khí CO2 tập trung trong khí quyển với mật độ dày đặc nhất.
Thứ hai, nghiên cứu năm 2010 trên 20.000 động vật tại các phòng thí nghiệm cho thấy các con vật đều tăng cân khi ở trong một điều kiện môi trường nhất định dù khẩu phần ăn của chúng được kiểm soát chặt chẽ lượng chất béo. Khi các nhà khoa học khảo sát loài chuột ở thành thị và nông thôn Mỹ cũng thu được kết quả tương tự. Điều này cho thấy thể trọng của động vật chịu sự tác động của các yếu tố môi trường.
Thứ ba, một nghiên cứu năm 2007 cho thấy nồng độ pH trong máu có tác động rõ rệt tới orexin trong não bộ.
Theo Hersoug, khí CO2 làm tăng nồng độ pH trong máu, tác động tới tế bào thần kính, làm xáo trộn sự trao đổi chất. |
Theo Hersoug, khi hít nhiều khí CO2, nồng độ pH trong máu sẽ tăng, tác động tới não bộ.
Để kiểm chứng giả thuyết này, năm ngoái, hai nhà khoa học khác từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã cùng Hersoug tiến hành một nghiên cứu nhỏ, trong đó 6 sinh viên nam ở trong căn phòng điều tiết khí hậu đặc biệt, tiếp xúc với lượng lớn khí CO2.
Bảy tiếng sau, những người này được cho phép ăn bao nhiêu tùy thích. Kết quả cho thấy những người tiếp xúc với nhiều khí CO2 ăn nhiều hơn những người còn lại 6%.
“Khi hấp thụ nhiều khí CO2 vào cơ thể, nhịp tim của họ tăng cao. Điều này cho thấy khí CO2 cũng ảnh hưởng tới tế bào thần kinh”- Hergous kết luận.