Không có quy định bệnh viện phải chở xác bệnh nhân về 
(16:17:02 PM 13/12/2016)
(Tin Môi Trường) - Liên quan đến vụ người nhà bệnh nhân tử vong ở Hòa Bình tự khiêng bệnh nhân về mai táng, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã nói như vậy tại Hội nghị Giao ban công tác chỉ đạo tuyến, Đề án 1816 tổ chức sáng 13-12 tại Hà Nội.
>> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" >> Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa >> Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Theo ông Khuê, không có quy định nào bắt buộc bệnh viện phải vận chuyển xác bệnh nhân về nhà. Khi bệnh nhân không may tử vong, bệnh viện sẽ giải thích cho người nhà các quy chế, quy định của bệnh viện. Đồng thời tại bệnh viện cũng có nhà tang lễ, xe tang phục vụ, đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
"Bệnh viện có xe cứu thương nhưng để chở, cấp cứu người bệnh chứ không phải để chở người chết. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu hôm đó không có ca cấp cứu nào, bệnh viện sẽ hỗ trợ gia đình chở người tử vong về nhà" - ông Khuê nói.
Theo ông Khuê, thời gian qua các gia đình tự khiêng xác, chở xác người tử vong về chủ yếu là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Ở những vùng này hoặc là xe ô tô không vào được tận nhà hoặc gia đình bệnh nhân ở gần bệnh viện nên họ tự thu xếp mang xác về mai táng theo phong tục địa phương.
Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Xuân Phú, Phó GĐ BV Lao-Phổi Trung ương cũng chia sẻ, mặc dù ngành y tế không quy định bệnh viện phải chở xác bệnh nhân về nhà khi bệnh nhân chẳng may tử vong nhưng khi bệnh nhân tử vong, bệnh viện luôn hỗ trợ hết sức.
"Mới đây chúng tôi đã hỗ trợ chuyến xe chở bệnh nhân tử vong từ Hà Nội về tận Mường Ẳng (Lai Châu), chi phí hết 16 triệu đồng. Nói thế để thấy bệnh viện không phải không có trách nhiệm. Nhưng ở đây lại có một vấn đề, theo đúng quy định về môi trường thì xe cứu thương gắn đèn hụ màu đỏ chuyên vận chuyển người bệnh đi cấp cứu, không được chở người đã chết (chở người chết là đèn hụ màu xanh). Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng có đủ điều kiện này" - ông Phú nói thêm.
(Theo PLO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
-
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
-
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
-
Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
-
Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
-
Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
-
Lá ổi chứa chất chống ung thư
-
Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
-
Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
.jpg)