»

Chủ nhật, 24/11/2024, 11:37:14 AM (GMT+7)

Mỹ phẩm thiên nhiên, "hàng hiệu" cũng chứa kịch độc

(09:50:58 AM 15/05/2013)
(Tin Môi Trường) - Mỹ phẩm chứa độc tố quá mức cho phép đang có mặt dưới rất nhiều hình thức trên thị trường làm đẹp là mối họa rất lớn cho người dùng.

Mỹ phẩm Trung Quốc chứa độc tố gấp 16.000 lần mức cho phép


Viện người tiêu dùng Hàn Quốc đã tiến hành kiểm nghiệm và phát hiện 3 loại sản phẩm làm trắng da và 2 loại thuốc tẩy trắng răng xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng thủy ngân và Peroxide vượt quá tiêu chuẩn an toàn ở mức nghiêm trọng.
 
Những loại sản phẩm này hiện đang được bán với giá rẻ ở chợ Seoul và Pusan, Hàn Quốc. Qua xét nghiệm, Viện người tiêu dùng Hàn Quốc phát hiện, kem làm trắng da VISION do Trung Quốc sản xuất có hàm lượng thủy ngân cao tới 15.698 ppm, vượt mức cho phép gần 16.000 lần; “Cao tẩy vết nám” (Qubangao) vượt từ 120 đến 5.212 lần; mỹ phẩm Melanin treatment không rõ nguồn gốc vượt hơn 500 lần.
 

Hồi tháng 5-2012, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã đưa tin các loại mỹ phẩm làm trắng da và tẩy vết nám nhãn hiệu Cổ vận, Dung Quý Phi có hàm lượng thủy ngân cao tới 60.000 lần khiến người sử dụng bị trúng độc thủy ngân, thậm chí bị suy thận.

 

 

 

Tại Việt Nam, mỹ phẩm Trung Quốc tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là ở những khu công nghiệp, trường đại học, chợ đêm... với mẫu mã vô cùng phong phú, đa dạng và giá thành rất rẻ nên thu hút được nhiều người. Tuy nhiên chất lượng của các loại mỹ phẩm này vẫn còn là một dấu hỏi.
 
Bên cạnh đó, vào ngày 9/1 vừa qua, cơ quan chức năng Hà Nội đã phát hiện phát hiện hơn 2,5 tấn mỹ phẩm nhập lậu. Các loại mỹ phẩm phát hiện gồm nhiều chủng loại: dầu gội đầu, thuốc ủ tóc, sữa tắm... mang nhãn mác của nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Ý và Việt Nam. Nhưng thực chất, chúng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.
 
 
Mỹ phẩm chiết xuất thiên nhiên chứa độc tố
 
Chiến dịch “Mỹ phẩm an toàn” tại Mỹ mới đây đã chứng minh nhiều loại mỹ phẩm được quảng cáo là chiết xuất thiên nhiên vẫn chứa nhiều thành phần hóa học độc hại. 
 
Ngay cả khi các sản phầm dầu gội, sữa dưỡng ẩm, hay sữa tắm được các nhà sản xuất khẳng định là tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và không ảnh hưởng đến môi trường, thì khách hàng cũng cần phải kiếm chứng điều đó.
 
Các sản phẩm chăm sóc da mặt, tay, tóc và cơ thể sẽ xuyên qua da và được hấp thụ vào các mô và máu. "Các hóa chất tổng hợp trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân sẽ xuất hiện trong các xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Qua trình hấp thụ xảy ra cả với các sản phẩm như dầu gội đầu. "Sonya Lunder, một nhà phân tích nghiên cứu cao cấp tại Skin Deep cho biết.
 
Đối với hơn 200 chất hóa chất phổ biết thì hấp thụ qua da là con đường duy nhất để đi vào cơ thể người. Malkan giải thích rằng, không giống như nhãn hữu cơ dán cho các sản phẩm thực phẩm, hiện không có một quy định hay tiêu chuẩn nào cho việc dán nhãn “chiết suất tự nhiên” hay “tốt cho sức khỏe” cho mỹ phẩm. Các nhà sản xuất các sản phẩm này chỉ sử dụng các thuật ngữ đó nhằm quảng bá sản phẩm.
 
Chiến dịch “Mỹ phẩm an toàn” đã xếp loại nguy hiểm của các loại mỹ phẩm được quảng cáo chiết xuất từ thiên nhiên trên thang điểm 10. Dầu gội đầu Hemp bị xếp 9 điểm (rất nguy hiểm), sản phẩm này được người tiêu dùng nhận xét là có mùi "thơm ngon và hữu cơ”, giống như mùi một loai xà phòng tự chế nhưng lại chứa formaldehyde hoặc oxtinoxate (các chất tiềm ẩn nguy cơ tăng độc tính).
 
Son môi chứa nhiều kim loại độc hại
 
Theo một nghiên cứu mới tại Mỹ, trong son môi chứa chì, cadmium, crom, nhôm và 5 kim loại độc hại khác. Nếu tiếp xúc quá mức cho phép có thể gây ung thư và tổn hại thần kinh.
 

Nghiên cứu được tiến hành bởi các chuyên gia Đại học California - Berkeley (Mỹ). Các chuyên gia đã phân tích 32 mẫu son thỏi và son nước khác nhau thường được bán trong các nhà thuốc và cửa hàng bách hóa.

 

 

 

Giáo sư Katharine Hammond, tác giả nghiên cứu và chuyên gia về khoa học sức khỏe môi trường cho biết: "Việc tìm ra những kim loại trong son môi không phải là vấn đề, quan trọng là nồng độ các kim loại đó. Một số kim loại độc hại đang vượt quá mức độ và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng trong thời gian dài".
 
Tác giả nghiên cứu cho biết nhóm đặt mối quan tâm vào son thỏi và son bóng bởi sản phẩm này đang được ăn hay hấp thụ bởi người sử dụng chúng. Các dữ liệu đã chỉ ra khi bôi son môi, chất độc sẽ được hấp thụ vào cơ thể. Ở mức độ sử dụng trung bình, mỗi  ngày có thể ăn khoảng 24 mg son môi, còn những người sử dụng cao, bôi nhiều lần trong ngày có thể ăn hơn 87 mg một ngày.
 
Nhóm sử dụng trung bình sẽ dẫn đến tiếp xúc quá nhiều với crom - một chất gây ung thư liên quan đến các khối u dạ dày. Còn người dùng nhiều sẽ nhận quá nhiều cadmium, nhôm, mangan. Tiếp xúc với nồng độ cao của mangan theo thời gian dễ bị độc tính lên hệ thống thần kinh.
 
Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi Food And Drug Administration (FDA)vào năm 2012 cho thấy có hơn 400 thương hiệu son môi phổ biến chứa gấp đôi chì so với những báo cáo trước đó. Các tác giả giải thích, không nhất thiết phải loại bỏ son môi nhưng nên sử dụng có mức độ và thay son thường xuyên. Một số người cần cẩn thận khi tiếp xúc, bao gồm phụ nữ mang thai và trẻ em. Cũng cần quản lý thanh thiếu niên với các sản phẩm này bởi chưa xác định được mức độ chì bao nhiêu là an toàn cho lứa tuổi.
 
Kem chống nắng Shiseido có chứa chất kịch độc

Cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện sản phẩm kem chống nắng Anessa của Shiseido (Nhật Bản) chứa chất cadmium độc hại.
 

Cơ quan chức năng Trung Quốc đã phát hiện sản phẩm kem chống nắng Anessa của Shiseido (Nhật Bản) chứa chất cadmium độc hại.

 

 

 

Bảy lô sản phẩm kem chống nắng Anessa của Shiseido (Nhật Bản) nhập vào thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc) bị phát hiện chứa chất cadmium độc hại. Hàng loạt sản phẩm chứa chất này đã bị tiêu hủy.
 
Tại Hồng Kông (Trung Quốc), kem chống nắng Anessa của hãng mỹ phẩm Shiseido (Nhật Bản) cũng bị tạm đình chỉ bán, sau khi có báo cáo về việc phát hiện kim loại độc hại trong sản phẩm này.
 
Hãng Shiseido cho hay, tất cả các sản phẩm không chứa cadmium. Cadmium được phát hiện trong quá trình kiểm tra chỉ ở mức thấp và vô hại với con người. Công ty cho biết thêm, tất cả các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn an toàn của Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
 
Trung Quốc cấm bán mỹ phẩm chứa thủy ngân, chì, asen, cadmium. Cadmium có thể gây tổn thương tim, gan, thận, cơ xương và mô xương. Giá bán của một hộp kem chống nắng Anessa 60ml dao động khoảng 650.000 đồng.
K.T (Tổng hợp )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mỹ phẩm thiên nhiên, "hàng hiệu" cũng chứa kịch độc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI