Mùa mưa lũ, đề phòng xoắn khuẩn
(20:44:34 PM 02/08/2013)Tấn công lục phủ ngũ tạng
Là người làm giá đậu để bỏ mối cho các chợ, công việc của anh N.V.N. (31 tuổi, ngụ P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) thường xuyên tiếp xúc với cát để phủ lấp đậu xanh. Cách đây vài tuần, bỗng anh N. bị sốt và nghĩ do thời tiết chuyển mùa nên tự mua thuốc uống. Vài ngày sau, anh bị chứng vàng da như người bị viêm gan, nước tiểu có màu vàng sậm, kèm với biểu hiện sốt. Sau khi xét nghiệm và sàng lọc bệnh, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, bệnh nhân N. không bị viêm gan, cũng không bị sốt rét nặng thể vàng da mà đã nhiễm xoắn khuẩn Leptospira. Xoắn khuẩn này khiến bệnh nhân N. bị suy thận, suy gan.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng vừa điều trị cho bệnh nhân T.P.L. (49 tuổi, ngụ huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) nhiễm xoắn khuẩn Leptospira. Ông L. còn có thêm các triệu chứng nhức mỏi, nôn ói. Theo lời kể của ông L. thì ông thường xuyên lội ruộng để cắt cỏ nuôi bò. Sau khi được điều trị thuốc chống xoắn khuẩn Leptospira, sức khỏe hai bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, ÐH Y Dược TP.HCM cho biết: Leptospira là một vi khuẩn hình xoắn, di động. Bệnh thường gia tăng khi ngập lụt và gây tổn thương cùng lúc nhiều cơ quan: gan, thận, màng não… Nếu phát hiện và điều trị không kịp thời, bệnh nhân sẽ suy thận, suy gan và tử vong. Ðặc biệt, biểu hiện bên ngoài của bệnh dễ nhầm với sốt rét nặng thể vàng da, viêm gan siêu vi… Bệnh thường xảy ra ở những công nhân vệ sinh nạo vét cống, công nhân làm việc ở các công trường xây dựng, thủy điện. Người chăn nuôi, giết mổ súc vật, nhân viên thú y cũng dễ mắc bệnh này.
BS Phan Công Hùng, Phó khoa Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, bệnh xoắn khuẩn Leptospira được xếp vào các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong. Do đó, hàng tháng, Viện Pasteur TP.HCM đều đề nghị các tỉnh/thành khu vực phía Nam báo cáo tình hình bệnh xoắn khuẩn Leptospira.
Dễ lây lan trong mùa lũ
Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, vật mang mầm bệnh Leptospira phổ biến là ở các loại chuột, kể cả chuột đồng và nhiều nhất là chuột cống. Nước tiểu của chuột sẽ thải mầm bệnh ra môi trường. Các gia súc như chó, trâu, bò, heo, ngựa khi mắc phải xoắn khuẩn này thường bị sẩy thai và thải mầm bệnh ra môi trường. Con người mắc bệnh khi vi khuẩn xâm nhập vào da, niêm mạc trầy xước. Sau khi xuyên qua vết trầy xước, xoắn khuẩn Leptospira đi vào máu, dễ dàng xâm nhập các nội tạng, đặc biệt là các mô và cơ quan: gan, thận. Xoắn khuẩn gây ra suy thận, tán huyết nội mạch, lách to, hạch to, sung huyết thượng thận…
“Mùa lụt, triều cường dâng cao khiến mầm bệnh dễ lây lan, bởi xoắn khuẩn Leptospira có thể xâm nhập cơ thể qua lỗ chân lông”, BS Phan Công Hùng cảnh báo.
Ðể phòng ngừa bệnh, các bác sĩ khuyên tránh lội ở những nơi ô nhiễm. Người làm các nghề có nguy cơ cao cần mang ủng, găng tay, tạp dề. Khu vực chăn nuôi phải xử lý tốt chất thải trước khi đổ ra nguồn cống chung.
TS-BS Vĩnh Châu cho rằng: “Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm xoắn khuẩn Leptospira đều có thể điều trị hiệu quả với kháng sinh khi chẩn đoán sớm. Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế nếu nghi ngờ nhiễm Leptospira với các dấu hiệu như: sốt cao; mệt mỏi; nhức đầu; đau cơ nhiều, nhất là ở cơ bụng, chân, cơ lưng; đau nhiều hơn khi xoa bóp, có thể đau không đi lại được, đôi khi kèm theo đau khớp. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có biến chứng vàng da, suy thận, xuất huyết, viêm màng não, viêm cơ tim, cần điều trị hồi sức tích cực, thậm chí cần lọc máu, thở máy".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
- AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
- Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
- Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
- Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
- Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
- Lá ổi chứa chất chống ung thư
- Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
- Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.