Sống xanh
Viết về vùng đất than bùn ASEAN
(09:02:25 AM 10/04/2013)Hình ảnh minh họa
Ban Thư ký ASEAN và Trung tâm Môi trường toàn cầu (GEC), với sự hỗ trợ từ Dự án rừng đất than bùn của IFAD/GEF-ASEAN (APFP) và Dự án EU-SEApeat, ngày 8/4 đã tuyên bố khởi động cuộc thi.
Với chủ đề "Than bùn cho cuộc sống," cuộc thi sẽ vinh danh các cá nhân và nhà báo có các bài viết về vùng đất than bùn bao gồm tính bền vững, đa dạng sinh học, sinh kế cộng đồng và vấn đề môi trường trong khu vực Đông Nam Á.
Tiến sỹ Raman Letchumanan, Giám đốc Bộ phận môi trường của Ban Thư ký ASEAN, đồng thời là Giám đốc của dự án APFP cho biết, vùng đất than bùn là một trong những lĩnh vực trọng tâm của Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới để giải quyết tận gốc những nguyên nhân của khói mù xuyên biên giới do cháy than bùn gây ra.
Giải thưởng truyền thông về vùng đất than bùn ASEAN nhằm mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề và thách thức trong quản lý đất than bùn trong khu vực và đưa ra những câu chuyện thành công của các chính phủ cũng như những nỗ lực bảo tồn đất than bùn ở các nước ASEAN đến với công chúng.
Cuộc thi được chia thành hai loại, Truyền thông In và Truyền thông mới và dành cho tất cả các cá nhân và tổ chức có bài viết về chủ đề liên quan đến than bùn được xuất bản từ ngày 1/1-31/12/2013.
Các chủ đề có thể bao gồm các bài viết liên quan đến đất than bùn, từ sinh thái đến kinh tế xã hội có ý nghĩa chung cho cộng đồng ASEAN, bao gồm lửa đất than bùn và khói mù, nghiên cứu khoa học-khám phá, đất than bùn và biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinh học, sinh kế cộng đồng trên đất than bùn, kinh tế và tính bền vững của phát triển đất than bùn...
Hiện có hơn 24 triệu ha đất than bùn được phát hiện khắp khu vực Đông Nam Á. Vùng đất than bùn tự nhiên chủ yếu là rừng tự nhiên, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ có giá trị bao gồm cả gỗ và lâm sản ngoài gỗ, cá, nước.
Bên cạnh đó các vùng đất than bùn còn có khả năng kiểm soát lũ, lưu trữ carbon và điều hòa khí hậu. Một khi các vùng đất than bùn bị khô hạn hoặc bị suy thoái, nó rất dễ bị cháy.
Tại ASEAN, hiện tượng mây mù khói xuyên biên giới trong khu vực đang là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà nguyên nhân chính là do các vùng đất than bùn bị cháy gây ra.
Giải thưởng sẽ gồm 3.600 USD tiền mặt và một chuyến đi nhận giải tại khu nghỉ mát Frangipani Langkawi, Malaysia, trị giá 1.000 USD cho những người thắng cuộc ở cả hai thể loại.
Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu từ 1/4/2013 đến 31/12/2013.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.