Sống xanh
Trồng cây gây quỹ Đoàn
(09:39:42 AM 18/01/2014)Rừng bạch đàn và keo lai của thanh niên làng C đã lớn, chỉ vài năm nữa có thể cho thu hoạch - Ảnh: B.D
Anh Puih Lêr - bí thư Đoàn thanh niên xã Gào, cũng là thanh niên của làng A - chạy xe máy dẫn chúng tôi đi một vòng quanh làng A rồi vượt qua quốc lộ 19B tới tận rừng cây keo lai, bạch đàn của thanh niên làng C. Puih Lêr nói: “Vườn cây này sắp thu hoạch được rồi. Thanh niên trong làng bạn nào lập gia đình mà khó khăn quá thì Đoàn cũng cho cây để làm nhà cửa”.
Quỹ Đoàn 150 triệu đồng
Chuyện trồng cây gây quỹ Đoàn ở xã Gào bắt đầu từ sáu năm trước và bây giờ có chi đoàn cơ sở đã trở nên “giàu có” từ nguồn quỹ đầy ý nghĩa này. Anh Puih Lêr cho biết trong các làng thanh niên của xã Gào thì giờ đây chi đoàn cơ sở làng A được xem là chi đoàn khấm khá nhất với số tiền quỹ lên tới trên 150 triệu đồng. Tháng 11 vừa qua là ngày vui nhất của làng A khi sau nhiều năm chăm chút, vườn cây của thanh niên làng đã cho thu hoạch, bán được hơn 150 triệu đồng.
Thanh niên mua cồng chiêng tặng làng
Ngoài việc mua rạp cho thuê, thanh niên làng A tính sẽ mua tặng làng một bộ cồng chiêng, trích lại một phần để mời cơm cảm ơn làng đã hỗ trợ thanh niên.
Bí thư Đoàn xã Gào Puih Lêr nói thanh niên làng A còn dùng tiền quỹ của mình vào hoạt động thiết thực hơn: cho thanh niên làng vay để làm giàu. “Số tiền này không lớn nhưng ai có chí hướng làm ăn, hoàn cảnh khó khăn quá thì chúng tôi sẽ trích để giúp người đó lập nghiệp” - anh Lêr nói. |
Theo anh Lêr, những năm 2007 thanh niên của làng ngày càng đông, phong trào Đoàn Hội của làng luôn đứng nhất toàn xã nhưng việc gây quỹ rất khó. Khi có hoạt động nào cần kinh phí, anh em phải đi vận động từng nhà quyên góp tiền. Nhiều thanh niên trăn trở suy nghĩ tạo nguồn quỹ ổn định để hoạt động.
Cũng trong năm này, làng thống nhất giữ lại khu đất rộng 2,5ha của làng để làm nghĩa địa, cấm không ai được đụng đến, để khi có người già yếu ngã xuống thì lấy chỗ mai táng.
Nhiều thanh niên siêng năng trong làng thấy đất bỏ hoang lãng phí nên lên tiếng xin già làng được sử dụng đất này để trồng rừng. Thanh niên trong làng A đóng góp mỗi người 3.000 đồng mua cây keo lai và bạch đàn. Tháng 7 trời đổ mưa xuống, người cuốc người xẻng ươm những mầm cây đầu tiên. Gần một tuần chung sức, khu đất hoang hóa rộng hơn 2,5ha nằm ở cuối làng A đã biến thành rừng cây con. Từ ngày trồng cây, thanh niên trong làng thay phiên nhau coi sóc, đến tháng cùng nhau phát dọn chăm nom rừng cây.
Nhiều năm trôi qua, vườn cây của thanh niên làng A lớn dần trong sự mong mỏi của mọi người. Tháng 11 vừa qua, việc thi công đường dây 500kV đã khiến một lạch cây trong vườn phải đốn hạ. Nhận thấy cây cũng đã đến ngày cho thu hoạch, chi đoàn thanh niên làng A quyết định bán rừng. Tổng số tiền thu được từ vườn cây không hề nhỏ: hơn 150 triệu đồng.
Tự mình hỗ trợ mình
Nhiều thanh niên làng A cho biết chưa bao giờ nguồn quỹ của thanh niên làng lớn như thế. Có tiền thanh niên cũng... tự tin hơn, quan trọng hơn cả là tinh thần đoàn kết chung tay tự thân vận động để tạo quỹ hoạt động chứ không trông chờ từ ngân sách xã đưa xuống.
Anh Puih Lết, người khởi xướng quỹ trồng rừng, cho biết sau khi thu hoạch, thanh niên làng A họp lại và lên kế hoạch chi tiêu rất thiết thực: sẽ làm cho số tiền này biết “đẻ” thêm. Toàn bộ tiền được gửi vào ngân hàng để sinh lãi hằng tháng, chờ qua tết mọi người sẽ rút tiền để mua sắm rạp đám cưới về cho làng thuê. Theo anh Puih Lết, việc cho thuê rạp này cũng sẽ tạo thêm nguồn kinh phí cho Đoàn.
Câu chuyện trồng rừng của làng A đã trở thành mô hình về nỗ lực tự mình gầy dựng phong trào và giúp nhau thoát nghèo ở xã Gào. Sau vườn cây gây quỹ của làng A, đến nay nhiều vườn cây thanh niên như thế đã mọc lên ở làng C, thôn 4... Hiện vườn cây của thanh niên thôn 4 cũng xanh tốt, chỉ vài năm nữa là có thể thu hoạch.
Bí thư Puih Lêr tự hào: “Chỉ cần siêng năng một chút, mỗi người có ý thức gầy dựng thì chỉ mấy năm là quỹ Đoàn dồi dào. Quỹ này vừa giúp thanh niên không phải đi xin cấp trên, vừa tạo kinh phí để giúp chính mình làm giàu”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.