Chủ nhật, 19/01/2025, 06:32:29 AM (GMT+7)

Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên

(11:48:42 AM 11/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn khổ Diễn đàn Hà Nội 2018, chiều 10/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nộị phối hợp với Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc (KFAS), Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tài nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và chính sách phát triển đô thị chống chịu, an toàn, bền vững ở Đồng bằng sông Hồng.

Thúc[-]đẩy[-]phát[-]triển[-]kinh[-]tế[-]bền[-]vững[-]gắn[-]với[-]bảo[-]tồn[-]tài[-]nguyên

Ảnh: IE

 
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đối khí hậu, với nhiều nguy cơ địa lý như lũ lụt, sạt lở đất, động đất, xói lở bờ biển và sụt lún… xảy ra ở nhiều nơi khác nhau. Dù còn không ít khó khăn, song Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với những kết quả ấn tượng được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đặc biệt trong các lĩnh vực giảm đói nghèo, phổ cập giáo dục, chăm sóc y tế…. Thông qua hàng loạt các Kế hoạch hành động quốc gia (NAP), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hội nhập kinh tế khu vực ASEAN, ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)…, Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 và thể hiện vai trò của một quốc gia có trách nhiệm trước những vấn đề mang tính toàn cầu.
 
*Quản lý, quản trị nguồn nước thông minh
 
Đây là một trong những giải pháp đã được các đại biểu trong và ngoài nước nhấn mạnh trong Hội nghị đối thoại chính sách phát triển kinh tế gắn với bảo tồn tài nguyên vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, muốn ứng phó với biến đối khí hậu nhằm phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước tiên cần có những giải pháp cụ thể như: chiến lược thích ứng cho Đồng bằng sông Cửu Long; tìm mô hình mới thích hợp để chuyển đổi cơ cấu sang nuôi trồng thủy sản; tuyên truyền ý thức cho người dân…
 
Theo Tiến sỹ Nguyễn Tài Tuệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, phía Nam Việt Nam là khu vực dễ bị tổn thương nhất, phần lớn khu vực này chủ yếu sản xuất nông nghiệp và hệ thống sông Mê Kông có nhiều lưu lượng nước chảy từ thượng nguồn tới hạ nguồn nên tác động tiêu cực tới Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, một số nơi trầm tích giảm dẫn tới sụt, lún đất, nhiễm mặn; mực nước cũng giảm đáng kể tại sông Tiền và sông Hậu. Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, đập nước thủy điện đi vào hoạt động sẽ làm giảm 50% diện tích trầm tích phù sa. Hơn nữa tác động từ phát triển kinh tế- xã hội cũng giảm khả năng thích ứng biến đối khí hậu, chẳng hạn như trồng lúa sang canh tác tôm... Chính vì vậy, cần đưa ra những giải pháp, chính sách nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp kịp thời từ Chính phủ, đặc biệt cần phải quản lý, quản trị nguồn nước thông minh.
 
Ông Minh Nguyễn, chuyên viên nghiên cứu Dự án CSIRO đất và nước Austrailia cho biết: Hiện Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản đang tập trung nâng cao năng lực, xây dựng niềm tin cho phát triển dự án nhằm đánh giá tác động về mặt xã hội, hiệu quả nghiên cứu bởi mục đích sử dụng đất tại Đồng bằng sông Cửu Long đã đa dạng hơn rất nhiều; tốc độ xâm nhập mặn nhanh hơn dự kiến nhưng sự tham gia của người dân còn ít. Do đó, cần phải có lộ trình với sự tham gia của các bên và người dân nhằm cải thiện nguồn thông tin xuyên xuốt, thông tin nội bộ chia sẻ về dự báo khí tượng thủy văn trong tương lai; đồng thời, đảm bảo có sự liên kết giữa “bốn nhà:  Nhà nước, nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học để tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam.
 
Ông Makoro Tamura, trường Đại học Ibaraki, Nhật Bản thì cho rằng Việt Nam có khoảng 3.260 km bờ biển và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất về mức độ nước biển dâng trong tương lai. Nguyên nhân là do có tỉ lệ vùng đất ngập nước lớn nhất và chịu ảnh hưởng của dân số. Chính vì thế, Việt Nam cần có những đánh giá tác động thích ứng đê bao và rừng ngập mặn, xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình bằng việc xây dựng hệ thống đê bao và xây dựng kết hợp đê bao với rừng ngập mặn; so sánh nguy cơ ngập lụt giữa các nước trong khu vực nhằm đưa ra tính toán thiệt hại về kinh tế.
 
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã trao đổi và thảo luận nhằm đề xuất một hướng nghiên cứu mới cũng như kiến nghị chính sách cho Chính phủ để hướng tới phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với biến đối khí hậu. Trong đó, nhấn mạnh sinh kế phát triển bền vững gắn với môi trường; quản lý trầm tích như thế nào và cần giải pháp nào cụ thể; quản lý đập thủy điện; cân nhắc phân phối lợi ích lớn cho các bên tham gia hay lợi ích lớn hơn cho Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ, tư vấn các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội, khối tư nhân để xây dựng chính sách và chiến lược ứng phó chủ động hơn với biến đổi khí hậu. Đồng thời, muốn ứng phó với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp cần xây dựng mạng lưới quan trắc độ mặn của nước; lồng ghép các kế hoạch giữa phát triển nông nghiệp với phát triển cộng đồng; chuyển đổi thời vụ các cây ngắn hạn như lúa hai mùa thành lúa 3 mùa/năm, đặc biệt tăng cao chất lượng năng suất toàn ngành, cụ thể là phát triển lúa gạo.
 
* Đề xuất giải pháp cải tạo các hồ tại thành phố Hà Nội
 
Giáo sư, Tiến sỹ Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo Chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Ủy ban quốc gia biến đổi khí hậu cho biết, trong cuộc chiến với chống biến đổi khí hậu có những giải pháp để thực hiện nhưng lại không tính đến việc duy trì bền vững của một hệ thống nào đó, chỉ đạt được việc giảm nhẹ thiên tai nhưng không tính đến giá trị sống còn. Chính vì vậy, cần có các giải pháp tiên tiến để xây dựng một xã hội hài hòa, phát thải các-bon thấp và thích ứng tốt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt tại Đồng bằng sông Hồng (trong đó có thành phố Hà Nội).
 
Hiện Hà Nội có khoảng 100 hồ, đóng vai trò quan trọng trong phát triển của thành phố. Tuy nhiên, các hồ Hà Nội đang thiếu nước trầm trọng, độ đục cao, đa dạng sinh học giảm đáng kế, mức độ ôxy hòa tan giảm, hệ sinh thái cũng giảm do cấu trúc đóng của các hồ từ 20 năm qua. Khoảng 10 năm trở lại đây, theo nghiên cứu 15 hồ tại Hà Nội, hầu hết các hồ có mức độ dinh dưỡng, tỉ lệ ni-tơ cao, mức độ phì dưỡng cao, quan trọng nhất là mức độ ôxy hòa tan trong nước (thường thấp nhất vào sáng và cao nhất vào chiều). Trong đó, mức độ ôxy hòa tan gần như bằng 0 ở tất cả các hồ. Đây là nguyên nhân tạo chỉ số phì dưỡng cao gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở thành phố thời gian gần đây. Hơn nữa, mức độ kim loại nặng trong vài năm gần đây đã vượt quá mức cho phép dẫn đến tích tụ nồng độ kim loại nặng có trong cơ quan nội tạng của các loài cá ở hồ. Chính vì vậy, Hà Nội cần cải thiện mức độ ô nhiễm bằng phương pháp tiếp cận sinh thái, giảm giới hạn nguồn gây ô nhiễm, xử lý rác thải, thường xuyên nạo vét lòng hồ nhằm loại bỏ các loại vi tảo độc hại trong nước hồ.
 
Nói về thách thức và tìm giải pháp giảm phát thải nhà kính tại Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Sơn, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho biết: Hà Nội đang nghiên cứu và phát triển kế hoạch phát triển tăng trưởng xanh vào năm 2025 tiến tới năm 2030. Theo đó, sẽ tiến hành với các mục tiêu nhóm như: tiêu thụ năng lượng, giao thông, công nghiệp, dịch vụ thương mại và nông nghiệp. Theo tính toán ban đầu, Hà Nội là một trong những thành phố phát thải nhà kính lớn nhất, năm 2016 phát thải hơn 31 triệu tấn CO2, chủ yếu là tiêu thụ năng lượng điện chiếm 40%. Hà Nội sẽ cam kết thực hiện giảm phát thải nhà kính từ 8 - 9% vào năm 2025 và giảm 9-10% vào năm 2030. Thách thức lớn nhất của Hà Nội là do chưa được đầu tư đổi mới công nghệ để sản xuất xanh, sạch đẹp, nhu cầu tài chính, tìm nguồn đầu tư rất khó khăn, do vậy cần tìm kiếm nguồn lực khác ngoài nguồn lực đầu tư công; xác định rõ mục tiêu giảm phát thải nhà kính trong từng lĩnh vực; xây dựng giải pháp vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảm bảo chi phí hợp lý...
 
Cùng với đó, đại điện các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước cũng tham gia đề xuất giải pháp nhằm cải tạo các hồ tại thành phố Hà Nội, cụ thể sử dụng các chế phẩm sinh học của nước ngoài hoặc trong nước sản xuất để giảm phát thải nhà kính, cải tạo hồ nhằm tạo cảnh quan môi trường trong sạch, đồng thời hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo mặt trời (giải pháp mà thành phố Hà Hội đang hướng tới trong những năm tới).
Diệu Thúy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo tồn tài nguyên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI