Thứ ba, 26/11/2024, 10:26:41 AM (GMT+7)

Những tỷ phú trồng rừng

(09:20:32 AM 20/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Khi mới gắn đời với rừng, họ bị xóm giềng rỉ tai nhau bảo đó là “mấy ông hâm”, ai đời đi ném tiền lên sỏi đá. Bây giờ, khi những cánh rừng trồng đã cho họ nguồn thu tiền tỷ, mọi người mới hiểu ra rằng sỏi đá dưới chân họ đã thành cơm.

 Rừng trong máu người lính

 

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, rời quân ngũ vào năm 1983, ông Cù Văn Mẫn (56 tuổi) ở thôn Bình An 1, xã Phước Thành (Tuy Phước-Bình Định) về quê với chiếc ba lô bạc thếch, sờn rách. Không nghề nghiệp, ông Mẫn không biết làm gì để kiếm tiền trên mảnh đất bán sơn địa khô khốc này.

 

Trong quá trình bôn ba khắp nơi kiếm kế sinh nhai, ông Mẫn nghe ngóng thị trường và nhận ra gỗ nguyên liệu giấy đang được ăn mạnh. Nhìn qua ngoảnh lại, ông Mẫn nhận ra cơ hội làm giàu đã đến khi trên mảnh đất quê mình rất nhiều diện tích đồi hoang đang nằm trơ trọc chẳng ai thèm ngó ngàng.

 

Năm 1990, chương trình trồng rừng PAM ra đời như tiếp thêm sức mạnh cho ông Mẫn, ông quyết định biến vùng đất mà người ta gọi là “chó ăn đá gà ăn sỏi” đẻ ra tiền. “Thú thiệt, lúc mới bước vào nghề trồng rừng tui chưa nắm bắt được gì về kỹ thuật, “vốn liếng” của tui lúc ấy chỉ là chút tình cảm với rừng còn lại sau những năm phục vụ trong quân ngũ.

Không biết thì đi học, tui lặn lội đi khắp nơi, tìm gặp những người đi trước trong nghề trồng rừng học hỏi kinh nghiệm. Tui nhất định không bỏ sót một lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng rừng nào. Tui mê đến nỗi tối ngủ nằm mơ cũng thấy rừng”, ông Mẫn tâm sự.

 

Hơn 20 năm trôi qua, ông Mẫn đã “trút” trọn tuổi thanh xuân của mình vào những cánh rừng. Từng là 1 thanh niên trai tráng chỉ sở hữu vài héc ta rừng thuở ấy, giờ ông đã là lão nông Cù Văn Mẫn đang có trong tay trên 100 héc ta rừng trồng. Dù tuổi đã cao, nhưng “máu mê” rừng trong ông không hề suy giảm, ở quê không còn đất trồng rừng, ông ra đến huyện Phù Mỹ thuê đất để làm.

 

Mồ hôi, tâm lực của ông Mẫn đổ xuống giờ đã đơm hoa kết trái, đã biến những vùng đồi núi hoang vu thành những cánh rừng xanh ngắt. Và bây giờ, thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm ông Mẫn thu về bình quân khoảng 1 tỷ đồng từ gỗ nguyên liệu giấy.

 


Ông Cù Văn Mẫn bên chiếc xe ô tô mới mua

 

Ông Mẫn nhẩm tính: Trung bình mỗi héc ta keo lai, bạch đàn đến chu kỳ khai thác (sau 5 - 7 năm trồng) nếu chăm sóc đúng quy trình sẽ cho năng suất khoảng 100 tấn gỗ nguyên liệu/héc ta. Giá thu mua như hiện nay dao động từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/tấn, mỗi héc ta rừng sẽ cho thu nhập 100 - 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi khoảng 40 - 60 triệu đồng/ha.

 

Với 20 ha rừng nguyên liệu khai thác hằng năm theo chu kỳ trong 100 ha rừng hiện có, mỗi năm gia đình ông Mẫn thu lãi ròng gần 1 tỷ đồng. Ông Mẫn chỉ chiếc xe Fortuner mới cáu khoe: “Bây giờ đi lại liên hệ để tiêu thụ gỗ nguyên liệu và mua cây giống liên tục, để đỡ mất thời gian, tui mới mua con xe này hơn 1 tỷ. Nhờ rừng cả đấy”.

 

Thua keo này, bày keo khác

 

Chuyện đến với rừng của ông Nguyễn Châu Cầu (54 tuổi) ở thôn Định Bình, xã Hoài Đức (Hoài Nhơn-Bình Định), nghe mới thật gian nan. Cách đây 29 năm, khi ấy ông mới chỉ hơn 20 tuổi nhưng cái máu làm giàu từ đồng đất quê mình đã chín muồi trong anh nông dân trẻ Nguyễn Châu Cầu. Với 6 héc ta đất khai hoang, sau đó được Nhà nước giao quyền, vợ chồng ông Cầu ngày đêm ra sức cải tạo để đất bớt đi khô cằn.

 

Năm 1996, nghe tin tỉnh Bình Định sắp xây dựng Nhà máy Đường tại huyện Tây Sơn, vợ chồng ông Cầu bèn “đi tắt đón đầu” bằng cách tra ngay vào đất cây mía.

 

“Tui liều thiệt, năm ấy tui vét hết tài sản trong nhà và vay ngân hàng thêm 10 triệu đồng với lãi suất 2,4%/tháng để mua giống mía về trồng trên 2 ha đất. Trồng xong, “cắm đầu” vào chăm sóc đợi đến ngày đưa mía vào nhà máy.

 

Lúc ấy tui nghĩ, có lẽ mình sẽ là 1 trong những người đầu tiên lấy tiền từ nhà máy đường. Không ngờ đến thời điểm thu hoạch thì nhà máy đường chưa xây xong. Lúc đó tui như người mất hồn, bởi bao nhiêu vốn liếng, công sức đổ vào cây mía chắc chắn đi đứt. Sợ để lâu mía trỗ cờ thì chỉ có đốt chứ bán buôn gì nữa, tui đi lang lang tìm cách giải cứu cho cây mía”, ông Cầu nhớ lại.

 

Trong lúc đi lang thang, ông Cầu gặp được 1 lò nấu đường ly tâm. Thấy rằng đây là lối thoát duy nhất cho 2 ha mía, ông Cầu về chặt tất và lắp che ép lấy nước, sơ chế rồi bán cho những lò nấu đường. 2 ha mía ép được 372 chảo chè (160 lít/chảo), ông Cầu thu lại được ít vốn.

 

Sau đó, thấy cây mía là sợ, nhưng ông Cầu quyết định tiếp tục công cuộc làm ăn với loại cây trồng khác, đó là cây đu đủ. Ông Cầu nghĩ, đến Tết Nguyên đán là đu đủ đắt như tôm tươi vì nhà ai cũng mua quả này về cúng mâm ngũ quả để cầu mong làm ăn “đủ” xài.

 

Ông tra ngay cây đu đủ vào toàn diện tích đất vừa thua với cây mía. Không ngờ vận rủi vẫn còn quanh quẩn như để thách thức lòng kiên trì của anh nông dân trẻ, mùa mưa lũ năm 2008, sau 1 đợt lũ quét, gần 4.000 cây đu đủ của ông Cầu bị “quét” trốc khỏi mặt đất. Sau nhiều lần làm ăn thất bại, người làng nghĩ ông Cầu sẽ bỏ cuộc. Nhưng không, ông vẫn bám đất và chọn hướng đi khác.

 

Cũng như ông Cù Văn Mẫn ở xã Phước Thành (Tuy Phước), nghe ngóng thị trường thấy gỗ rừng trồng đang hút hàng, ông Cầu quyết định đến với nghề trồng rừng. Bước vào nghề mới, cái máu “đột phá” trong ông Cầu lại trỗi dậy.

 

Trong khi nhiều hộ trồng rừng ở khắp nơi đang gắn với cây bạch đàn thì ông Cầu trồng cây keo lai. Bởi theo ông, loại cây này có khả năng làm đất tơi xốp và có giá trị kinh tế cao hơn. Và, đã làm là làm ra trò.

 

Ngoài diện tích đất ông đang sở hữu, ông Cầu tiếp tục khai hoang và thuê thêm đất để trồng rừng. Đến nay, trong tay ông Cầu đã có đến 80 héc ta keo lai.

 

Ông Cầu chia sẻ: “Ban đầu tui trồng keo lai hom mua từ Trung tâm Giống cây trồng Bình Định. Sau đó tui làm giống keo cấy mô, loại này phát triển nhanh, dẻo, khó bị gãy nên cho tỷ lệ sống rất cao”.

 

Theo ông Cầu, giống keo bình thường từ 5-7 năm tuổi đường kính đạt từ 15 - 20 cm, với keo cấy mô sẽ có đường kính to hơn, cho năng suất cao hơn. Nếu cây phát triển tốt, ông Cầu có thể thu hoạch trung bình 100 tấn/1 héc ta. Bình quân mỗi năm ông Cầu khai thác 10 ha, sau đó mua giống trồng mới, cứ thế quay vòng.

 

Tính ra mỗi năm vợ chồng ông Cầu thu đều đặn hàng tỉ đồng từ cây keo. Ngoài giống keo lấy gỗ nguyên liệu giấy, ông còn trồng thêm keo lá tràm để lấy gỗ xây dựng. Thời gian để khai thác được giống cây này khá lâu nhưng lợi nhuận sẽ cao hơn.

 

“Hàng chục lao động làm thường xuyên trong những cánh rừng của anh Cầu hầu hết là hộ nghèo của xã. Từ ngày được vợ chồng anh Cầu tạo cho công việc làm ăn, hầu hết đã thoát được nghèo. Ngoài ra, vợ chồng anh Cầu còn đóng góp nhiệt tình để địa phương xây nhà tình thương, trường học hay mở đường nông thôn”, bà Võ Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Đức (Hoài Nhơn).

 

Theo Báo Nông Nghiệp
Từ khóa liên quan: tỷ phú , trồng rừng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những tỷ phú trồng rừng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?

(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Tin Môi Trường
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

VACNE 30 năm
 Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?

(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm

(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI