Sống xanh
Bí mật về loại trứng cá muối được ví như vàng đen
(15:44:08 PM 12/05/2013)Tuy nhiên, một dự án đường hầm tại Bernese Alps một thập kỷ trước đang dần biến vùng đất của đồng hồ đeo tay, phomát đắt tiền và chocolate trở thành một nơi sản xuất loại trứng cá muối xa xỉ.
“Chúng tôi có thể sản xuất sản phẩm trứng cá muối Thụy Sĩ đầu tiên từ một năm trước,” Andreas Schmid, người phụ trách marketing tại Tropenhaus Frutigen, một công ty sử dụng năng lượng địa nhiệt từ đường hầm xe lửa Loetschberg để sản xuất các loại trái cây kỳ lạ và giờ đây là thịt và trứng cá muối, cho biết.
Năm nay công ty sẽ sản xuất đến 800kg trứng cá, với giá bán trung bình 3.000 franc Thụy Sĩ (3.232USD) trên 1kg, nhưng mục đích cuối cùng là có 60.000 con cá tầm và một sản lượng hàng năm 3 tấn của loại vàng đen này.
Trứng cá đen Thụy Sĩ (Nguồn: AFP)
Đứng trong phòng sản xuất, với nhiệt độ 4 độ C, quản lý sản xuất Tobias Felix của Tropenhaus Frutigen nhẹ nhàng mổ chiếc bụng màu trắng bạc của một một con cá tầm lớn để lộ ra một buồng trứng lớn màu đen.
Một công nhân khác cẩn thận đưa đôi bàn tay đeo găng vào bụng cá để kéo ra những quả trứng như những hạt ngọc lấp lóa ánh bạc dưới ánh đèn huỳnh quang.
“Mất khoảng 10 phút để thực hiện việc muối trứng kể từ lúc cá chết” – bước cuối cùng trong quá trình thực hiện công việc hoàn toàn bằng tay, Felix giải thích.
Đặt những quả trứng quý giá trong một bát lớn bằng kim loại, ông rửa chúng với nước đá lạnh trước khi cho chúng vào một cái lọc và để chúng khô trong vài phút.
Felix rắc một lượng chính xác muối Bex, khai thác tại bang Vaud của Thụy Sĩ, và nhẹ nhàng trộn với những quả trứng mỏng manh, trước khi nâng chiếc mặt nạ màu xanh của mình sang một bên để thử hương vị trứng cá muối.
Hài lòng, ông cẩn thận cho trứng cá muối vào các hộp kim loại có kích thước khác nhau, từ 30 đến 500g, và dán nhãn “Trứng cá muối tinh khiết Alpine Thụy Sĩ.”
Hộp nhỏ nhất vừa đủ một miếng trứng cá mặn được bán trên mạng với giá 68 franc Thụy Sĩ.
Nhưng làm cách nào để sản phẩm trứng cá muối đến với vùng núi đầy gió ở trung tâm châu Âu này, khi nó cách xa biển?
Đó là một câu chuyện từ một dự án xây dựng đường sắt Alpine từ một thập kỷ trước. Kỹ sư làm việc trên đường hầm Loetschberg đã phải bỏ cuộc khi nước ấm 18 độ C bắt đầu đổ vào khoang hầm với tốc độ 70 lít mỗi giây.
Họ tuyệt vọng tìm cách tháo nước, nhưng bởi vì nó quá nóng, không thể tháo nước tới con sông gần đó, nơi chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng đến cá và các loài thực vật.
Công đoạn rắc muối vào trứng cá (Nguồn: AFP)
Peter Hufschmied, kỹ sư trưởng của đường hầm, người đã kết hôn với một phụ nữ Nga và rất am hiểu về trứng cá muối của Nga, đã đưa ra một giải pháp đáng ngạc nhiên: sử dụng nước để tạo ra một trang trại cá tầm.
Cá tầm Siberia, khi trưởng thành đạt kích thước đến 1m và có thể nặng tới 200kg, “rất dễ dàng thích ứng với nhiệt độ của nước và thích nước ấm,” Schmid giải thích.
Đó là một ý tưởng kinh doanh béo bở: những quả trứng quý giá nặng tới 10% trọng lượng của một con cá lớn, và việc nuôi chúng tương đối dễ dàng dù phải mất nhiều năm để chúng trưởng thành.
Lớn lên trong điều kiện nuôi nhốt, cá tầm cái chỉ bắt đầu cho trứng khi sáu tuổi. Con cá giống đầu tiên, mua tại Pháp và Hungary, đã đến Frutigen vào năm 2005 - hai năm trước khi đường hầm Loetschberg mở cửa, Schmid nói, cho biết Tropenhaus Frutigen đã có thẻ sản xuất lượng trứng đầu tiên vào năm ngoái.
Trong năm 2011, gần 200kg trứng cá tầm đã được bán trong thị trường nội địa, nhưng Schmid nói rằng công ty sẽ nhanh chóng mở rộng mục tiêu để bán được 2/3 sản lượng ra quốc tế.
Tuy nhiên xuất khẩu các sản phẩm cá tầm không phải là một vấn đề đơn giản. Kể từ khi cá tầm Siberia bị đánh bắt quá mức tại môi trường sống tự nhiên của chúng, CITES, một tổ chức liên kết với Liên hợp quốc để bảo vệ các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, đã đưa ra quy định cho thị trường.
Mổ thịt cá tầm để lấy trứng ở Thụy Sĩ (Nguồn: AFP)
Việc bán các sản phẩm về cá tầm phải có giấy phép, trong khi CITES thường yêu cầu tạm ngừng các sản phẩm từ cá tầm hoang dã do thiếu các hiệp định hạn ngạch giữa các quốc gia xung quanh vùng biển Caspia.
Cá tầm “không bị nguy hiểm nhưng có thể bị đe dọa nếu không được kiểm soát chặt chẽ,” David Morgan, người đứng đầu đội ngũ khoa học của CITES cho AFP biết.
Việc nuôi cá tầm, vốn xuất hiện ở châu Âu từ những năm 1970, là một điều tốt vì “nó làm giảm áp lực lên các loài động vật hoang dã,” ông nói. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng có thể có mặt trái, ông cảnh báo, chỉ ra rằng nó có thể làm giảm giá trị của cá tầm hoang dã và loại bỏ việc “khuyến khích giữ sạch vùng nước.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa
- Netzero tour ở xứ dừa
- Thị trường carbon đang tạo ra những ngành nghề mới
- Cần bảo tồn và phát triển đất ngập nước Sông Đầm - hệ sinh thái quý hiếm của Quảng Nam
- La Vie mang đến “Trạm dừng Chút Yên từ Thiên nhiên” với ứng dụng A.I đầu tiên tại Việt Nam dành cho cộng đồng trẻ
- Cuộc thi trực tuyến thử thách "Dấu tay xanh"
- Phát triển xanh là mục tiêu cốt lõi của TP.HCM
- Nha Trang xây dựng mô hình mẫu về chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh
- Làm gì để TP.HCM đáng sống trong màu xanh cây lá?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.