Sống khỏe
Vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 13, gia đình giám đốc Vinaconex cũng phải làm bể chứa tích nước
(19:35:40 PM 15/08/2015)
Người dân phải huy động thùng, chậu để chứa nước sau sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà lần thứ 13. Ảnh: Tiền Phong
Từ tháng 12/2012 tới nay, đây là lần thứ 13 đường ống nước sông Đà gặp sự cố gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân Thủ đô.
Vào khoảng 3h30' ngày 13/8/2015, trên tuyến ống truyền tải nước sạch Sông Đà – Hà Nội của Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex đã xảy ra sự cố tại Km 28 650 đường cao tốc trái Đại lộ Thăng Long, dẫn đến việc Công ty phải tạm dừng cung cấp nước cho khách hàng, dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân trên địa bàn Thủ đô không có nước sinh hoạt.
Trao đổi với chúng tôi về việc khắc phục sự cố lần này, ông Phạm Chí Sơn – Giám đốc Ban Đối ngoại – Pháp chế, Người phát ngôn của Tổng Công ty Vinaconex cho biết:
Ngay sau khi phát hiện sự cố, Công ty đã nhanh chóng thực hiện các công việc như: Tạm dừng cấp nước, thông báo cho khách hàng, khảo sát, triển khai các biện pháp xử lý kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Công ty còn tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tránh ùn tắc và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trong suốt quá trình xử lý.
Cũng theo ông Sơn, ngay từ khi xảy ra các sự cố của đường ống nước Sông Đà, Tổng công ty đã chỉ đạo Công ty CP Viwasupco và các đơn vị có liên quan lên phương án và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra đảm bảo thời gian ngừng cấp nước cho người dân là ngắn nhất, bao gồm:
Thành lập Ban chỉ đạo xử lý ở cấp Tổng công ty với sự chỉ đạo trực tiếp của một đồng chí Phó Tổng giám đốc Tổng công ty là Trưởng ban cùng các đơn vị thành viên là các đơn vị chủ lực nòng cốt của Tổng công ty.
Công ty Viwasupco là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành đã thành lập Đội phản ứng nhanh sẵn sàng ứng biến khi có sự cố xảy ra.
Đồng thời Công ty đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp: Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với điện lực Hòa Bình với mục tiêu đảm bảo được ưu tiên cấp điện liên tục cho Nhà máy;
Thông tin kịp thời, chặt chẽ với các đơn vị phân phối nước, các đơn vị có liên quan đáp ứng tốt nhất dịch vụ cho khách hàng;
Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng duy tu máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất nhằm đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất theo kế hoạch và phát huy hiệu quả sản xuất tối đa;
Chủ động rà soát, kiểm tra để xác định các điểm xung yếu và có biện pháp xử lý trước nhằm hạn chế việc xảy ra sự cố; Đặt hàng sẵn tất cả các chủng loại ống để kịp thời thay thế các ống khi bị sự cố.
“Về lâu dài, Tổng Công ty đã và đang tập trung chỉ đạo công ty Viwasupco sớm triển khai các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành để có thể sớm triển khai khởi công Dự án giai đoạn 2 nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước cho người dân”, ông Sơn cho biết.
Bản thân gia đình ông Sơn cũng là khách hàng sử dụng nước của Viwasupco (đơn vị bán buôn) và Viwaco (đơn vị bán lẻ, nhà ông Sơn ký hợp đồng với đơn vị này).
“Gia đình tôi cũng như rất nhiều người ở Vinaconex và các đơn vị thành viên Vinaconex cũng đã và đang dùng nước Sông Đà trong sinh hoạt hàng ngày.
Tất nhiên khi có sự cố, cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng lớn, gia đình cũng phải làm bể chứa tích nước, thậm chí còn phải huy động thêm thùng chậu để chứa nước...
Khi có sự cố thì mọi người trong gia đình bảo nhau phải có biện pháp dùng nước tiết kiệm. Tôi rất chia sẻ những bất tiện xảy đến với người dân khi rơi vào tình trạng mất nước vì bản thân gia đình mình cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự”, ông Sơn cho hay.
Được biết, tới thời điểm hiện tại, Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex đã hoàn thành công tác xử lý kỹ thuật, khắc phục hoàn toàn sự cố, xúc xả đường ống và cấp nước trở lại cho nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Sau nhiều lần vỡ đường ống (từ tháng 12 năm 2012), ngày 19/6/2014, Bộ Xây dựng đã có văn bản cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây vỡ tuyến ống truyền tải nước sông Đà là do chất lượng không đồng đều, đường ống được làm bằng vật liệu composite, không chịu được lực uốn và biến dạng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 13, gia đình giám đốc Vinaconex cũng phải làm bể chứa tích nước
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.