Thứ hai, 25/11/2024, 00:48:51 AM (GMT+7)

Truyền nhầm máu cho sản phụ?

(09:14:35 AM 02/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Một sản phụ được mổ đẻ ở Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, TP Hà Nội bất ngờ rơi vào tình trạng nguy kịch mà nguyên nhân ban đầu được cho là do truyền nhầm nhóm máu

Ngày 1-11, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội khẩn trương làm rõ trường hợp sản phụ Nguyễn Thị Loan (22 tuổi, ngụ xã Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) nghi ngờ bị truyền nhầm nhóm máu.

 

Nguy kịch sau truyền máu

 

Trước đó, đêm 22-10, sản phụ Nguyễn Thị Loan được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Sơn Tây cắt tử cung vì bị bệnh rau tiền đạo. Trong quá trình phẫu thuật, chị Loan bị mất nhiều máu nên các bác sĩ đã truyền tổng cộng 17 bịch máu (250 ml/bịch). Trong đó, 7 bịch là do người nhà cho, 4 bịch của BVĐK Sơn Tây, 6 bịch lấy từ BVĐK (Ba Vì và BV 105.

 

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn tiếp tục có diễn biến xấu nên được cấp cứu tại BV Phụ sản Hà Nội, sau đó chuyển lên BV Bạch Mai với kết luận: “Rối loạn đông máu, nghi do truyền nhầm nhóm máu số lượng lớn”.
 
Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, nơi bị nghi vấn truyền nhầm máu cho sản phụ Nguyễn Thị Loan
 

Sau khi tiến hành hội chẩn giữa các BV và chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực huyết học truyền máu, BV Bạch Mai khẳng định không có chuyện truyền nhầm máu. Các kết quả xét nghiệm mới nhất cũng cho thấy sản phụ Loan có nhóm máu B, tương ứng với nhóm máu ban đầu được BVĐK Sơn Tây xác định.

 

Xét nghiệm mẫu lưu tất cả các bịch máu đã truyền cho sản phụ cũng cho kết quả là nhóm B. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực BV Bạch Mai. Bệnh nhân đã đi lại được, không còn phải thở máy và các chỉ số huyết học, sinh hóa đang trở về bình thường.

 

Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân vẫn cho rằng BV ĐK Sơn Tây đã truyền nhầm nhóm máu nên xảy ra tình trạng đông máu đối với chị Loan, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, họ đã bao vây BVĐK Sơn Tây và yêu cầu làm rõ.

 

Kết luận vội vàng (?)

 

Trước những nghi vấn trên, GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, đã cùng các đồng nghiệp tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, xác định nhóm máu của bệnh nhân, những người hiến máu và các đơn vị máu đã truyền. Các kết quả đều khẳng định bệnh nhân có nhóm máu B và tất cả đơn vị máu được truyền cũng là nhóm máu này. “Không có chuyện BVĐK Sơn Tây truyền nhầm nhóm máu cho bệnh nhân Loan” - ông Trí khẳng định.

 

Theo GS-TS Nguyễn Anh Trí, bệnh nhân bị chảy máu do rối loạn đông máu trong bệnh lý của sản khoa chứ không phải do truyền nhầm nhóm máu. “Nếu đặt ra giả thuyết bệnh nhân bị truyền nhầm một lượng máu quá lớn như vậy thì tính mạng sẽ bị nguy hiểm chứ không có cơ hội cứu sống. Tuy nhiên đến nay, bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và không còn rối loạn đông máu”- ông Trí giải thích.

 

Lý giải về kết luận nhầm của BV Phụ sản Hà Nội, một chuyên gia huyết học cho rằng vào thời điểm chuyển viện, bệnh nhân được xác định nhóm máu AB có thể do trong máu có một phần (khoảng 10-15 ml) máu của trẻ sơ sinh nên cho kết quả giả.

 

Một chuyên gia huyết học khác nhận định có thể khi chị Loan được đưa đến BV Phụ sản Hà Nội, nơi đây thấy bệnh nhân bị rối loạn đông máu nên vội vàng kết luận bị truyền nhầm nhóm máu. “Tôi rất bức xúc việc BV Phụ sản Hà Nội vội vàng kết luận bệnh nhân bị truyền nhầm nhóm máu, khiến người nhà hiểu nhầm, gây dư luận không tốt” - chuyên gia nói.

Cần tuân thủ quy trình truyền máu

 

Theo một nguồn tin từ BV Bạch Mai, sau khi có thông tin về việc “truyền nhầm máu”, hội đồng chuyên môn đã làm việc với các đơn vị có cung cấp máu cho BV ĐK Sơn Tây thì được biết trong quy trình cấp cứu sản phụ Loan, việc truyền 7 bịch máu mà không kiểm tra là sai quy trình.

 

Tuy nhiên, nguồn tin này cũng cho rằng sau sự việc nói trên, cần rút kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, kết luận nguyên nhân, tránh vội vàng vì có thể dẫn đến sai lầm trong điều trị. Bên cạnh đó, BVĐK Sơn Tây cần làm rõ việc ban hành và tuân thủ quy trình truyền máu, bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh.

 

(Theo NLĐ)
Từ khóa liên quan: truyền, nhầm máu, cho, sản phụ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Truyền nhầm máu cho sản phụ?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI