Sống khỏe
Trời lạnh, bệnh sởi bùng phát
(08:40:18 AM 21/01/2014)Bệnh nhi điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Ðồng 2.
Tại Bệnh viện Nhi Ðồng 2, mỗi ngày các bác sĩ phải điều trị từ 15 đến 20 ca mắc bệnh sởi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Ðồng 1 cho biết, mỗi ngày tại khoa này điều trị từ 15 đến 20 ca bệnh sởi, hiện có một ca nặng dẫn đến viêm phổi phải thở ô-xy. Tính từ đầu tháng 12-2013 đến nay, đã có hơn 100 ca điều trị tại khoa này, trong đó có năm ca nặng phải thở máy.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thành Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, tại các phòng khám của Bệnh viện Nhiệt đới, hầu như cả năm đều có tiếp nhận và điều trị cho những bệnh nhân bị sốt phát ban. Trong mấy tuần gần đây, bệnh sốt phát ban do sởi bùng phát mạnh so với các thời điểm trước. Theo thống kê từ phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện này, từ tháng 11-2013 đến nay, bệnh viện đã điều trị 65 ca bệnh sởi, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước (không có ca nào). Trước đó, từ tháng 1 đến tháng 11-2013, bệnh viện chỉ tiếp nhận hai ca mắc bệnh này. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh là trẻ em (51 ca). Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm - Nhi, tình hình bệnh sởi vẫn chưa thuyên giảm, số ca mắc bệnh sẽ tiếp tục tăng nếu cha mẹ không đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ.
Ðang điều trị cho con tại phòng số 5, khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, ngụ quận Bình Tân cho biết: Con gái chị năm nay tròn hai tuổi, thấy con bị sốt kèm theo ho, buồn nôn, mắt đỏ, chị đưa con vào bệnh viện khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết con chị bị bệnh sởi, mặc dù cháu đã được tiêm ngừa từ lúc chín tháng tuổi. Tương tự, bé Nguyễn Hải Anh, bốn tuổi, ngụ quận Tân Bình, đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 do ho nhiều, nổi ban đỏ khắp người. Chị Trần Thị Huyền, mẹ của bé Hải Anh cho biết, trước đây chị đã tiêm ngừa bệnh sởi cho bé Hải Anh một lần, nhưng chưa tiêm nhắc lại mũi thứ hai.
Theo bác sĩ Khanh, trẻ mắc bệnh sởi thường xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, sổ mũi, phát ban và thường để lại vết thâm trên da. Thông thường, khi mắc bệnh sởi, trẻ phải nằm điều trị từ ba đến bảy ngày. Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng viêm não, viêm phổi, hư mắt, viêm tai giữa và có thể gây tử vong. Do vậy, cha mẹ nên tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ lúc chín tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Những trẻ đang mắc bệnh sởi không nên đi chơi, đi học; phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ, mang khẩu trang và cách ly ít nhất năm ngày.
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Ðắc Thọ cho biết, năm 2013, bệnh sởi có dấu hiệu tăng trở lại, sự gia tăng này bắt đầu khoảng tháng 4-2013 cho đến nay. Thống kê cho thấy, năm 2013, thành phố có khoảng 300 ca mắc bệnh sởi nhập viện, tập trung nhiều ở trẻ nhập cư. Một số trẻ đi học nhưng do không được tiêm chủng đầy đủ theo lịch vẫn bị mắc bệnh. Vì vậy, trong kế hoạch kiểm soát bệnh sởi, thành phố sẽ chú trọng rà soát các trẻ đi học ở các trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ công và tư thục để nắm bắt kỹ trẻ đã được tiêm vắc-xin đúng theo lịch hoặc đúng theo lứa tuổi hay chưa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.