Sống khỏe
Thực hư chuyện ăn nhau thai tốt cho sức khỏe
(08:11:22 AM 30/09/2013)Ăn nhau thai không bổ như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh minh họa
Nghe nhiều người đồn đại rằng ăn nhau thai bồi bổ sức khỏe, chữa các bệnh thông thường như mệt mỏi, suy nhược cơ thể…, mẹ chị Huyền đã mua nhau thai khô tại tiệm thuốc bắc gần nhà để hầm cho con gái. Sau một thời gian ăn nhau thai, chị Huyền không những không thấy khỏe ra mà thậm chí còn có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Chị thường xuyên bị cảm cúm, khi đi khám bác sĩ cho biết chị bị nhiễm một loại virus cúm và phải điều trị lâu dài bằng thuốc đặc trị.
Chị Minh Phương ở Hưng Yên lại phải suốt đời sống chung với virus viêm gan B chỉ vì ăn nhau thai nhằm bồi bổ sức khỏe. Hiếm muộn, lấy chồng gần hai năm chị mới "có tin vui" nhưng khi thai được 22 tuần thì không may chị bị sẩy thai. Sau lần đó, tinh thần chị sa sút trầm trọng vì mất con, sức khỏe của chị yếu đi trông thấy. Xin nghỉ việc 3 tháng để ở nhà nghỉ ngơi, bồi bổ nhưng tới gần 1 năm sau mà chị vẫn không khỏe lên là mấy.
Một người bạn hay tin chị ốm yếu, suy nhược đã tư vấn chị ăn nhau thai tươi lấy lại sức. Nhờ người quen làm ở phòng khám sản mà chị cũng có được mấy nhau thai để ăn. Tuy nhiên, trong một lần đi khám sức khỏe, bác sĩ kết luận chị nhiễm viêm gan B, men gan cao gấp mầy lần so với bình thường và cần điều trị hạ men gan nhanh chóng.
Nhau thai có phải thần dược?
Khi đời sống kinh tế khá lên, con người luôn tìm mọi cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Mấy năm gần đây, nhau thai được đồn thổi có công dụng thần kỳ nên không ít người đua nhau mua về dùng. Tuy nhiên, thực tế nhau thai không có công dụng tốt như mong muốn, thậm chí nó còn mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho người sử dụng.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được điều này và nhau thai cũng chỉ bổ dưỡng như thịt gà, thịt bò… Thậm chí, nhau thai nếu không được xử lý đúng cách thì người dùng còn dễ bị nhiễm khuẩn, lây bệnh di truyền, đặc biệt là nhiễm virus viêm gan B, C, nhiễm khuẩn. Việc sử dụng nhau thai khó có thể đảm bảo độ an toàn cho tính mạng người sử dụng, nhất là nhau thai không rõ nguồn gốc. Tại các bệnh viện phụ sản, nhau thai được phân loại như một chất thải y tế để đưa đi tiêu hủy.
Bằng mắt thường có thể nhận thấy những nhau thai an toàn phải có màu hồng, sáng, không xây xát, còn nguyên bọc, ối của người mẹ sạch, không đục, người mẹ không có những tiền sử bệnh án trước khi sinh thì thường sẽ có nhau thai an toàn.
Nếu dùng nhau thai không được an toàn làm thuốc sẽ rất nguy cho sức khỏe. Trong khi đó, thực chất nhau thai không có công dụng như lời đổn và hiện nay, đã có niều vị thuốc thay thế nên nhau thai ít được sử dụng làm vị thuốc hơn.
Lương y Hướng cho rằng, nhau thai không an toàn không chỉ không giúp cải thiện sức khỏe mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của người dùng và người chế biến. Ngoài các bệnh truyền nhiễm thì người ăn nhau thai còn có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh khác như gây đột biến, ung thư, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhiễm vi trùng, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.