Sống khỏe
Thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu
(14:18:15 PM 28/05/2013)Bệnh nhân được thực hiện ca ghép HAPLO đầu tiên là anh Cao Xuân Hiệp (21 tuổi, ngụ tại Đồng Nai). Anh Hiệp được đưa vào bệnh viện với các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, thiếu máu.
Cấy ghép tế bào gốc. (Nguồn: wiki)
Bệnh viện Truyền máu- Huyết học đã tiến hành xét nghiệm và kết quả anh Hiệp mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Người cho mảnh ghép tế bào gốc là chị Cao Thị Nguyệt (chị ruột của anh Hiệp) nhưng không hội đủ điều kiện thuận hợp hoàn toàn HLA với người em. Sau khi được tiến hành làm các xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe đạt tiêu chuẩn lấy tế bào gốc, chị Nguyệt được các bác sỹ thực hiện thu thập, xử lý tế bào gốc máu ngoại vi bằng hệ thống tự động chuyên biệt và bảo quản với hệ thống đông lạnh tự động Bioarchive với nitơ lỏng -196 độ C trong 20 ngày.
Ngày 25/4, Hội đồng khoa học của bệnh viện đã cho phép các bác sỹ tiến hành giải đông mẫu tế bào gốc trong điều kiện vô trùng tuyệt đối và truyền ghép cho anh Cao Xuân Hiệp qua đường tĩnh mạch trung tâm vào lúc 9 giờ 30 cùng ngày.
Bác sỹ Dũng thông tin thêm, kỷ lục nhất là trong suốt cuộc ghép cho bệnh nhân, êkip thực hiện không phải sử dụng kháng sinh tĩnh mạch.
Sau 28 ngày theo dõi, hiện sức khỏe của anh Hiệp đã dần ổn định và đã xuất viện. Mảnh ghép tế bào gốc đã mọc và phát triển tốt trong cơ thể anh.
Anh Cao Xuân Hiệp chia sẻ, hiện sức khỏe anh đã dần hồi phục và cảm thấy khỏe hơn lúc chưa được cấy ghép.
Không kìm nén được nỗi xúc động, chị Cao Thị Nguyệt bày tỏ niềm vui sướng và hạnh phúc khi thấy người em dần khỏe lại và cảm ơn bệnh viện, những nhà hảo tâm đã giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.
Theo bệnh viện, ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị được áp dụng trong chuyên ngành huyết học và ung thư học để điều trị các bệnh lý ung thư máu và ung thư các cơ quan khác.
Có hai phương pháp chính là: tự ghép tế bào gốc và dị ghép hay ghép đồng loại (ghép của người khác phù hợp với kháng nguyên hòa hợp tổ chức (HLA) với bệnh nhân).
Kỹ thuật Haploidentical transplantation (HAPLO), ghép tế bào gốc nửa thuận hợp HLA từ nguồn cho của người thân trong gia đình là một kỹ thuật mới đầy hứa hẹn và triển vọng. Kỹ thuật này có thể cho phép người bệnh được điều trị kịp thời nếu không có người cho thuận lợi HLA hoàn toàn.
Theo Bệnh viện Truyền máu-Huyết học, các bác sỹ bệnh viện sẽ tiếp tục theo dõi những tác dụng phụ lên gan, thận, tim và phổi của bệnh nhân sau ca ghép. Khoảng 6 tháng đến 1 năm, bệnh nhân mới ổn định và hòa nhập với cộng đồng.
Chi phí điều trị trường hợp của anh Hiệp lên đến 300 triệu đồng, trong đó, bảo hiểm y tế thanh toán 70% phí điều trị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.