Sống khỏe
Thần dược hồi xuân giúp Võ Tắc Thiên 80 tuổi vẫn sung mãn tình dục
(20:13:07 PM 31/05/2016)
Nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Ảnh: Chinanews.
Theo sử sách Trung Hoa, Võ Tắc Thiên, nữ hoàng đế duy nhất của Trung Quốc không chỉ nổi tiếng về tài lãnh đạo mà còn có khả năng quan hệ tình dục không ai sánh bằng. Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, sinh ngày 17/2/625, làm phi tần thời Vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Khi ấy nàng là một thiếu nữ rất xinh đẹp, mới 14 tuổi đã phổng phao và am hiểu chuyện giường chiếu nên khiến nhà vua mê mẩn mà quên hết các cung tần mỹ nữ khác.
Theo tục lệ thời ấy, khi hoàng đế băng hà tất cả phi tần phải chết theo. Vốn rất thông minh lanh lợi và biết trước sự tình nên ngay khi Đường Thái Tông lâm trọng bệnh, Võ Tắc Thiên đã xin vua cho phép quy y vào chùa của hoàng gia. Sử sách ghi thời gian ở chùa, bà tằng tịu với một nhà tu hành tạo nên chuyện tình ly kỳ còn lưu truyền trong dân gian và sử sách.
Sau khi vua Đường Thái Tông băng hà, Thái tử Lý Trị lên ngôi thay cha cai quản triều đình, xưng là Đường Cao Tông. Vốn rất mê sắc đẹp của Võ Tắc Thiên, vua truyền cho nàng hoàn tục vào cung hầu hạ và sau đó sinh cho nhà vua một thái tử. Võ Tắc Thiên sau đó được phong làm Hoàng hậu và dần nắm hết quyền hành chẳng khác nào một vị hoàng đế.
Theo China News, Võ Tắc Thiên bị dâm loạn, một dạng bệnh lệch lạc tình dục. Bà không chỉ chính danh lấy cả cha và con vua Đường mà còn có quan hệ với nhiều nam nhân khác. Chứng bệnh này được cho là di truyền từ mẹ ruột tên là Dương Thị. Bà Dương được cho là ở tuổi 60 còn gian dâm với cháu ngoại tên Hạ Lan Kinh. Võ Tắc Thiên bị dâm loạn trong thời gian vào chùa làm ni cô. Trong cảnh cô đơn, bà nảy sinh tình yêu và chuyện xác thịt với chú tiểu Phùng Tiểu Bảo. Sau khi được vua Đường Cao Tông sủng ái, Võ Tắc Thiên đã vời hòa thượng họ Phùng vào hậu cung nối dài chuyện ân ái. Ngoài ra bà còn ăn nằm với nhiều nam nhân như quan ngự y Thẩm Nam Liêu, đạo sĩ Minh Sùng Nghiễm...
Khi không còn hứng thú với đàn ông lớn tuổi, Võ Tắc Thiên có một tình nhân nhỏ tuổi là Trương Xuân Tông, người này cũng đang ăn nằm với con bà là Công chúa Thái Bình. Chỉ qua một đêm, Võ Tắc Thiên đã cảm thấy rất hài lòng với gã trai họ Trương. Tuy nhiên Trương Xuân Tông sợ lộ chuyện nên đã tiến cử Trương Dịch thay mình phục vụ "nhạc mẫu". Dù vậy Võ Tắc Thiên vẫn đòi cả 2 anh em họ Trương phải thay nhau phục vụ mình.
Sau khi Đường Cao Tông băng hà, Võ Tắc Thiên nắm hết quyền hành trong triều đình. Bà ra lệnh cho thần dân tiến cử thêm nam nhân khỏe mạnh vào cung. Về chuyện này, người đời sau còn lưu truyền nhiều giai thoại về nữ hoàng đế tổ chức tuyển phi tần là nam giới để phục vụ tình dục - chuyện chưa bao giờ có trong lịch sử Trung Hoa trước đó.
Khi Võ Tắc Thiên quá tuổi trung niên, khả năng sinh lý giảm, bà cho vời ngự y vào triều để nghiên cứu tìm thuốc hồi xuân. Các ngự y đã lùng sục khắp nơi tìm kiếm nhiều loại thảo dược và bào chế thành thuốc hồi xuân dâng nữ vương. Họ tâu rằng uống xong thứ này, chỉ trong chốc lát đã có thể hưởng lạc thú sung sức như thời thanh xuân. Bài thuốc gồm các vị: Nhục thung dung, viễn chí, tục đoạn, mỗi thứ 40 g, ngũ vị tử 30 g, xà sàng tử 25 g, chỉ thực 25 g. Tất cả tán mịn, dùng dạng bột hoặc sắc lấy nước uống. Từ đó trở đi, ngày nào Võ Tắc Thiên cũng dùng và hiệu quả đúng như mong đợi.
Tương truyền vào thời đó, quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi bị bất lực nên chưa có con. Ông dùng đến bài thuốc hồi xuân trên và sinh được 3 con trai rồi không dùng nữa. Số thuốc còn lại ông vứt ra vườn. Một con gà trống chạy đến mổ thuốc ăn rồi tìm gà mái hành sự ngay khiến đối tác trọc cả đầu. Từ đó thuốc được đặt tên là "Thốc kê hoàn".
Bản thân Võ Tắc Thiên sau khi có "thần dược hồi xuân" đã chọn Liễu Lương Tân, một nam nhân rất am tường chuyện phòng the vào cung để hầu hạ. Một trường hợp khác là Vệ Trương Sử tự tiến cử khoe rằng mình có bộ phận của đàn ông vừa dài vừa to khỏe mạnh hơn mọi nam nhi khác, cũng được nữ hoàng tuyển chọn.
Nhìn chung Võ Tắc Thiên là nữ hoàng tài ba độc nhất vô nhị Trung Quốc và có khả năng tình dục cao. Đến tuổi 80, không đêm nào bà ngủ thiếu đàn ông. Các sự kiện này đều được ghi chép trong sách Cựu Đường Thư.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.