Chủ nhật, 24/11/2024, 10:49:26 AM (GMT+7)

Sức khỏe và môi trường sống

(10:49:22 AM 04/01/2015)
(Tin Môi Trường) - Có nhiều người mặc dù còn rất trẻ, công việc làm ổn định không quá căng thẳng hay bị stress, nhưng luôn than phiền họ cảm thấy không được khỏe mạnh, cơ thể bị suy nhược...

Sức[-]khỏe[-]và[-]môi[-]trường[-]sống
Người dân tập thể dục, vận động tại công viên Gia Định, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

 

Những người này thường xuyên đến phòng khám bệnh để được các thầy thuốc khám và cho làm xét nghiệm. Nhưng khổ nỗi ngay cả các thầy thuốc rất giỏi cũng không tìm ra nguyên nhân của bệnh để điều trị. Các xét nghiệm dù là cao cấp nhất cũng cho kết quả bình thường. Cuối cùng tất cả thầy thuốc khuyên bệnh nhân nên tăng cường tập thể dục.

Tuy nhiên, càng tập thể dục càng thấy mệt mỏi, sức khỏe càng suy sụp và thế là họ ngừng tập vì cho rằng tập thể dục không tốt đối với sức khỏe của họ. Ðiều này hoàn toàn trái ngược với những lời khuyên và nhận định của thầy thuốc là tập thể dục có lợi cho sức khỏe.

Môi trường sống là nguyên nhân chính


Nhờ tham khảo các tài liệu y học, sau này bệnh nhân mới biết do họ sống ở trung tâm thành phố, trong căn nhà chật hẹp, nóng và độ ẩm cao làm cho sức khỏe càng tồi tệ và họ quyết định thay đổi môi trường sống.

Một căn nhà ở ngoại ô tuy nhỏ nhưng thoáng mát và nhờ tập thể dục thường xuyên trong môi trường trong lành vào mỗi buổi sáng, sức khỏe bệnh nhân dần hồi phục, cảm giác mệt mỏi và đau đầu thường xuyên đã dần biến mất.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học, môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Ở trong ngôi nhà hay nơi làm việc có nhiệt độ và độ ẩm cao, cơ thể con người luôn phải cố gắng điều tiết để thích nghi với môi trường bằng các chất trung gian hóa học như serotonine, corticosteroides, cathecolamine...

Rồi đến một lúc nào đó, các phản ứng hóa học để thích nghi của cơ thể bị rối loạn và cơ thể bắt đầu bị bệnh. Việc định lượng các yếu tố gây ra phản ứng hóa học trong cơ thể rất khó có thể tiến hành một cách chính xác được vì nó thay đổi theo thời gian từng giờ, thậm chí từng phút.

Tuy nhiên, do thói quen từ đời này truyền sang đời khác và do công việc làm ăn kiếm sống, rất nhiều người đã không thể rời không gian nhỏ bé và chật hẹp ấy để tìm đến những nơi thoáng mát hơn.

Ðó là một trong những nguyên nhân của sự không thành công trong việc xây dựng những đô thị vệ tinh của những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...

Việc cải thiện ngôi nhà của mình và môi trường sống đã được người dân Việt Nam biết đến từ lâu qua những câu tục ngữ, hò vè như: nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm...

Thế nhưng vì nhiều nguyên nhân, đến nay vẫn còn xuất hiện khá nhiều căn bệnh nguy hiểm do môi trường sống chật hẹp, ẩm thấp như hen suyễn, dị ứng, mệt mỏi kinh niên...

Ô nhiễm tiếng ồn


Trên thế giới, từ lâu người dân đã rất bức xúc với việc ô nhiễm tiếng ồn. Ở nhiều nước phát triển có những quy định rất khắt khe trong việc chống tiếng ồn trong các khu đô thị nên ngoài đường hầu như không có tiếng còi xe. Các loại tiếng ồn đều được khống chế trong quy định cho phép. Người ta quy định khắt khe là thế nhưng vẫn có khá nhiều người bị stress và các bệnh do ô nhiễm tiếng ồn gây ra.

Theo thống kê, tại Mỹ hằng năm người ta đã phải tốn hơn 5 tỉ USD để chữa trị cho những bệnh nhân bị ô nhiễm tiếng ồn. Ðây cũng là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta phải chú ý trong khi môi trường sống đô thị của chúng ta hiện nay có quá nhiều tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn từ còi xe, tiếng động của xe cơ giới. Ðã có không ít trường hợp xảy ra tai nạn giao thông do tiếng còi xe quá to làm người đi xe máy giật mình té xe và bị xe tải cán chết.

Ở nước ta, tiếng động của xe cơ giới rất lớn nhưng hầu như không có ai kiểm soát. Trong khi những bệnh gây ra do ô nhiễm tiếng ồn thường nằm trong bệnh cảnh phức tạp của một số bệnh khác nên thầy thuốc cũng khó phân biệt.

Để nâng cao chất lượng cuộc sống

Cần phải thay đổi quan điểm cơ bản về môi trường sống trong tất cả mọi người, kể cả người dân và người làm công tác quản lý. Cần phải mở rộng thành phố ra các vùng ngoại ô, tránh xây dựng những nhà cao tầng trong nội ô thành phố vì gây ra những điểm trũng về dân số kéo theo bao hệ lụy khác, trong đó có việc phát sinh những bệnh do ô nhiễm môi trường sống.

Hãy mạnh dạn chấp nhận thay đổi môi trường sống để có được sức khỏe tốt và một cuộc sống có chất lượng.

PGS.TS NGUYỄN HOÀI NAM (Ðại học Y dược TP.HCM)
Từ khóa liên quan: Sức khỏe, môi trường, sống
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sức khỏe và môi trường sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI