Chủ nhật, 24/11/2024, 19:50:44 PM (GMT+7)

"Sốc" với thuốc ép chín trái cây tung hoành thị trường

(09:07:37 AM 28/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Bên cạnh thuốc nhập lậu TQ gọi là “thúc chín tố” nhằm ép chín trái cây thì ít người biết, một loại thuốc “made in VN” cũng làm trái mau chín, nhưng thực chất là một loại phân bón lá, đang tung hoành thị trường.

 

“Thúc chín tố” nhập lậu của Trung Quốc

 

Theo hướng dẫn của anh Võ Dũng, công nhân Nông trường Minh Hưng (thuộc Cty Cao su Phú Riềng), có vợ là thương lái trái cây “cấp 2” ở xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, chuyên đi bỏ mối trái cây ở TX Đồng Xoài (Bình Phước), chúng tôi tìm đến vựa trái cây của bà Minh (xã Minh Hưng).

Tại đây, bán đủ loại trái cây gồm sầu riêng, nho, đu đủ, mít, xoài.. Trong đó, nhiều nhất vẫn là mít, loại trái cây đặc sản của địa phương. Hàng trăm trái mít lớn nhỏ xếp thành đống lớn nằm dọc trước hiên nhà.

Thấy tôi đi cùng anh Dũng, bà Minh ngỡ là người “một nhà” nên không ngần ngại nói với anh Dũng: “Mày nói vợ mày lên lấy mấy chục trái mít đi, có mấy trái còn non tao cho chín ép để lâu quá nó thúi ráng chịu!”. “Mà chị dùng thuốc gì?” - anh Dũng hỏi. “Tao “tắm” thuốc nội, loại này nhẹ, mít có lâu chín một xíu nên không đảm bảo giữ được lâu như của Trung Quốc”.

“Thuốc” bà Minh nói “tắm” trái mít có vỏ chai 500 ml nằm lăn lóc trong góc nhà. Tôi chú ý quan sát, té ra đó là loại phân bón lá HPC của Công ty TNHH Sinh học HPH (327/37 Hà Huy Giáp, P.Thạnh xuân, Q.12, TPHCM) có tên “Trái chín” và tuyệt nhiên trên bao bì không hề có một dòng chữ nào ghi “phân bón lá”.


"Thúc chín tố" made in VN của Cty TNHH sinh học HPH (Q12, TPHCM) núp bóng là "phân bón lá"

Theo bà Minh, đây là một sản phẩm “thuốc” BVTV dung dịch màu vàng đậm, xuất hiện 2 năm nay bán khá chạy, nhờ bán chạy mà giá cũng “chạy” theo. Năm 2012, 1 chai 500 ml bán có 30 ngàn, năm 2013 giá lên đến 50 ngàn đồng.

Cách sử dụng là pha 10-25ml “thuốc” cho 1 lít nước, sau đó là “phun, nhúng” trái cây xanh như mít, chuối, cam, quýt, bưởi, sầu riêng, nho, chôm chôm, sapô, thanh long. Sau 15-20 phút để khô, ủ chín thì... trái chín.

“Lúc cao điểm, chị gom cả tấn/ngày mà ngày nào giải quyết xong ngày nấy, không có chuyện tồn hàng. Trước đây chưa có “thuốc” thì làm mít cực lắm. Trái già, trái non chín không đều, mỗi ngày chín một ít, tính ra không có ăn mà đôi khi còn lỗ. Bây giờ có thuốc bán công khai thì mình làm đỡ tốn công, gọn nhẹ hơn” - bà Minh thừa nhận.

Sau khi đọc thành phần ghi trên bao bì gồm 0,5% Ethylen, ThS hóa học Nguyễn Minh Phúc (Đại học Bách khoa TPHCM) cho biết, thực chất đây là sản phẩm nằm trong nhóm điều hòa sinh trưởng với thành phần chính là Ethephon, tức là chất kích thích phục vụ cho việc ra mủ cao su, ra hoa các loại trái cây ăn quả.

“Cách đây 5 năm, năm 2008, Cục BVTV của Bộ NN-PTNT cũng đã có văn bản yêu cầu Chi cục BVTV các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm việc buôn bán, sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Ethephon với mục đích làm chín các loại rau, củ, quả. Vì vậy, việc đưa chất này vào mục đích làm trái cây chín núp dưới “vỏ” sản phẩm phân bón lá đưa ra thị trường là điều không bình thường” - ThS Phúc nhận định.

Tuy nhiên, không khó để tìm ra loại phân bón lá nhập nhèm với thuốc BVTV này, nó xuất hiện nhan nhản ở các cửa hàng bán thuốc BVTV, phân bón nằm ven quốc lộ 14, tỉnh Bình Phước.

Bà Kim Yến, chủ đại lý thuốc BVTV ở chợ Nha Bích, huyện Chơn Thành cho biết: “Nói thật, hàng Trung Quốc còn gọi “thúc chín tố” tốt hơn hàng VN, do nhập lậu nên Chi cục BVTV tỉnh họ siết mạnh, tụi này không dám lấy. Chỉ có người quen đặt hàng mới nhận. Loại đậm đặc của Trung Quốc giá 500 ngàn/lít, gấp 5 lần giá trị hàng của VN như loại sản phẩm “trái chín” của Cty HPH”.

Theo chỉ dẫn của bà Yến, ngày 18/8, trong vai là một thương lái mít mới vào nghề, chúng tôi liên hệ qua điện thoại di động với ông Thoại, một chủ vựa mít nằm trên quốc lộ 14 thuộc xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập để mua mít giá sỉ. May mắn chiều hôm đó, ông Thoại vừa trở về nhà sau khi chở mít gửi xe khách về TPHCM tiêu thụ. 

Khi hỏi về kinh nghiệm “ép” trái mít non mau chín, bà V (vợ ông Thoại) cũng ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen của bà Yến, nên lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một cái dùi sắt đầu mài nhọn hoắt. Sau đó, bà lấy bịch thuốc được gói kín trong túi ni lông, có mười lọ nhỏ bằng ngón tay út, màu trắng, không có mùi. Bên ngoài bao bì ghi chằng chịt chữ Trung Quốc và hình ảnh các loại trái cây.

Dùng ống chích để bơm vào cuống trái mít ép chín sớm

Bên cạnh đó là một can nhựa khoảng 10 lít nước, sau đó bà V lấy dao cắt từng lọ thuốc hòa lẫn với nhau rồi đem khuấy đều tạo ra dung dịch “thuốc nước” để bơm vào mít.

Do đã quá quen sử dụng thuốc “thúc chín tố” nên bà V thao tác khá gọn, chỉ dẫn: “Đây nè, lấy dùi đâm vào cuống trái, sau đó bơm khoảng 5-10 cc vào nhiều hay ít tùy trọng lượng trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn nhé. Sau khi bơm để khoảng 2 ngày thì bảo đảm trái chín đều, không sượng đâu mà lo. Trường hợp nào trái chín chưa đều, chỗ nào còn non thì bơm tiếp vào chỗ đó”.

Bà V cho hay số lượng mít mỗi ngày bà mua của nông dân trong vùng mỗi ngày khoảng nửa tấn, sau khi sử dụng “thuốc” mít chín đều thì bán ra thị trường. “Tui gom hàng chừng 5 tấn là đủ chuyến đưa ra miền Trung bằng xe tải, thời gian vận chuyển khoảng 2 ngày khi tới nơi là trái chín đều để giao các đầu mối” - bà V, nói.

Hoạt chất Ethrel trong “thúc chín tố” cũng có trong cả đất đèn, nhưng nếu sử dụng ở dạng lỏng để bôi hoặc ngâm tẩm trái cây thì rất độc hại. Tên phiên âm của loại hóa chất này là “thúc chín tố”, là một hợp chất hữu cơ do nhiều xí nghiệp khác nhau ở Trung Quốc sản xuất. Đây là một chất có tính acid và dễ bị ôxy hóa khi để ngoài không khí (ThS Nguyễn Minh Phúc).

Bộ NN-PTNT vừa đưa ra cảnh báo về các loại thuốc nhập lậu ép chín trái cây non đang diễn ra tràn lan trên thị trường, đồng thời yêu cầu cần phải kiểm tra, làm rõ loại thuốc nào nguy hiểm, loại nào an toàn cho người tiêu dùng và phải kiểm soát mức dư lượng đến hoặc dưới ngưỡng cho phép, nếu vượt là phải xử lý, loại bỏ ngay...


ĐỖ QUYÊN (Theo Nông Nghiệp Việt Nam)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Sốc" với thuốc ép chín trái cây tung hoành thị trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI