Sống khỏe
Sợ thịt ôi, cá nấu sống chị em mang cơm nhà đến cơ quan
(09:01:11 AM 23/05/2012)
Thịt ôi, cá nấu sống nên sợ
|
Mang cơm đến văn phòng vừa sạch vừa tiết kiệm. |
Bên cạnh việc người bán cơm suất ở khu vực Cầu Đơ 2, Hà Đông mua thịt ôi ở chợ Vồ về chế biến cho dân văn phòng ăn như thông tin đã đăng tải trước đó, thì việc nấu nướng, vệ sinh tại các quán hàng cũng khiến nhiều chị em lo lắng.
Chị Thúy Loan (Trung Hòa, Cầu Giấy) chia sẻ: “Cách đây khoảng hơn 1 tháng, em ra ngoài ăn như mọi khi, gọi đúng món cá sốt cà chua yêu thích nhưng đến lúc ăn thì phát hiện ra khúc cá sốt bên ngoài thì chín vàng và thơm mùi cà chua nhưng bên trong thì chưa chín, vẫn đỏ nguyên. Trông thấy thế em phát hoảng, vứt luôn cả đĩa cơm. Từ hôm ấy đến giờ em toàn mang cơm hộp từ nhà đi cho lành. Mấy hôm đầu, em làm cơm rang cho nhanh, mấy hôm sau thì mang cơm nấu”.
|
Chị em mang thêm đồ nấu ở nhà. |
Không chỉ vệ sinh, mang cơm nhà còn tiết kiệm được thời gian đi ra ngoài, nhất là những hôm trời mưa hay nắng thì ra quán ăn càng ngại.
Chị Chi, kế toán một công ty may chia sẻ: “Ra ngoài đi lại vừa mất công, mất thời gian, ít nhất thời gian ra ngoài ăn mất gần 1 tiếng. Hết cả thời gian nghỉ ngơi. Nếu mang cơm nhà đi ăn thì thời gian ngủ được 1 tiếng đồng hồ. Khỏe cả người mà đỡ đen vì trưa nắng”.
Còn chị Thúy, dân văn phòng tại Bà Triệu tính toán: “Ra ngoài ăn mỗi suất cơm mất ít nhất là 25 ngàn đồng. Mỗi tháng hết 650 ngàn đồng. Nếu mang ở nhà đi chỉ mất khoảng 1 nửa số tiền đó cho ăn trưa mà lại sạch sẽ. Thời buổi kinh tế khó khăn này, tiết kiệm được bao nhiêu thì phải chặt chẽ để còn chi phí cho con cái học hành, khám bệnh…”.
Đến trưa, tại nhiều công sở, các chị em cùng làm mang đồ ăn ra. Mỗi người một phần cơm nhưng cũng có hôm cùng chia sẻ thức ăn cho nhau.
Và kinh nghiệm mang cơm nhà
|
Osin nấu cơm sáng cho bà chủ mang cơm đến cơ quan. |
Nhiều người muốn mang cơm nấu từ nhà đi nhưng còn băn khoăn. “Em mới đi làm được hơn 3 tháng, trong 2 tháng đầu em toàn ăn ngoài cho tiện. Giá cả ngày càng leo thang, lương lậu lại thấp, nên em tính sáng dậy sớm chút nấu cơm mang đi làm vừa rẻ, ngon lại sạch sẽ. Nhưng công ty em không có tủ lạnh, lò vi sóng hay thiết bị bảo quản gì cả. Nên nấu cơm và thức ăn từ sáng mà để ở ngoài không biết đến trưa có ăn được không? Em cũng băn khoăn mua cặp lồng nào cho tiện và giữ được cơm nóng?” - Hoa – cử nhân kinh tế mới ra trường chia sẻ.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cặp lồng giữ được ấm thức ăn từ 4-8 tiếng. Loại cao cấp có thể mua hộp cơm hâm nóng tự động, trước khi ăn 1 tiếng thì cắm điện. Còn loại cặp lồng cơm giữ nhiệt của Nhật bằng inox có giá trên dưới 1 triệu đồng. Loại rẻ chỉ vài trăm ngàn, mùa hè vì không cần cơm nóng nên có thể dùng loại này.
Loại túi đựng cơm trưa của Lock &Lock giá chỉ 195 ngàn đồng, bao gồm túi hình trụ cao cấp với lớp bạc giữ nhiệt siêu bền, bên trong chứa ba hộp nhựa Lock & Lock có ngăn chứa muỗng, đũa riêng biệt, có thể dùng trong lò vi sóng, khả năng chịu nhiệt 20 - 100 độ C hâm được trong lò vi sóng không quá 3 phút.
Vì ngồi trong văn phòng có máy lạnh, nên cơm mùa hè cũng không sợ hỏng. Có chị em buổi tối nấu dư cơm và thức ăn mặn, chuẩn bị sẵn rau, sáng dậy chỉ việc hâm nóng lại và xào rau là có thể xách cặp lồng cơm đi làm.
Nhiều chị tận dụng chính osin nhà mình để nấu cơm buổi sáng mang đi. Có chị thì nhờ mẹ chồng sáng sớm đi tập thể dục thì cắm hộ nồi cơm, rồi mang đến cơ quan, đỡ phải ăn cơm từ tối hôm trước.
Ở một số công ty, chỗ làm được trang bị lò vi sóng, rất tiện cho chị em mang cơm nhà đi mỗi khi cần hâm nóng đồ. Còn ở cơ quan không trang bị lò vi sóng, một số chị em cùng nhau góp tiền sắm lò vi sóng. Đây là công cụ rất cần vào mùa đông đối với chị em mang cơm nhà đến cơ quan.
Theo kinh nghiệm lâu năm của dân văn phòng xách cặp lồng cơm bên mình, thì nên cho cơm vào hộp khi còn nóng. Mặc dù khi mở ra sẽ có nhiều nước, nhưng cơm không bị dính hộp. Nếu không muốn cơm có nước, bạn lấy cơm ra sớm 1 chút, tãi rộng ra đĩa, rồi mới đóng vào hộp.
Có thể lấy giấy bạc (loại đóng hộp giấy, dùng khi nấu ăn), xé thành các miếng vuông hơi to 1 chút, đựng thức ăn, như vậy có thể xếp cùng lúc 2, 3 thức ăn cùng nhau mà không sợ bị lẫn. Tránh để thức ăn vào hộp đồ có nước, dễ bị chảy bẩn ra ngoài, hoặc làm lẫn vị các món. Sau khi xào rau, có thể cho lên 1 giá nhỏ, sạch, chờ độ 10 phút cho chảy bớt nước xuống rồi mới cho vào hộp.
Tránh dùng đồ chưa chín, đồ ăn sống, vì sợ có vi khuẩn, sẽ làm cơm nhanh hỏng.
Thứ tự nên cho cơm trước, món chính, món phụ. Cặp lồng nên đóng chặt 1 chút, để khi mở hộp cơm ra thấy các món vẫn nguyên vị (không bị xiêu vẹo), đẹp mắt, làm tăng cảm giác muốn ăn. Nếu mang theo canh, nên đổ vào chai lavie tránh bị đổ.
Chị Thúy bật mí: “Để mang cơm đến cơ quan ăn trưa thường xuyên, nên chuẩn bị sẵn 1 lọ gia vị, lọ ruốc, muối vừng... Đây là thứ rất cần thiết khi cần bổ sung thức ăn. Ngoài ra, có thời gian, tôi ăn trưa bằng gạo lứt rang, không cần ăn rau nhưng thấy vẫn rất khỏe mạnh”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.