Chủ nhật, 24/11/2024, 22:48:51 PM (GMT+7)

Rước họa vì thuốc... “mau thuộc bài”

(11:45:24 AM 08/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Một vụ ngộ độc thuốc Recotus gây ảo giác lại vừa xảy ra với nhiều học sinh Trường THCS Tăng Bạt Hổ A (phường 15, quận 4, TPHCM). Đây không phải lần đầu tiên loại thuốc này gây ngộ độc ảo giác mà đã từng xảy ra cả chục lần. Không những vậy, nhiều loại thuốc gây nghiện “núp bóng” tăng trí nhớ khác cũng được học sinh xem như “thần dược” đang bán tràn lan.

       

Học sinh bị ngộ độc do dùng thuốc có chứa chất gây nghiện tạo ảo giác, được cấp cứu tại Bệnh viện Quận 2- TPHCM.

 

 Vừa phê vừa mau thuộc bài?

 

Ra viện cách nay chưa lâu, L.N.L. (học sinh một trường trung học ở quận Bình Thạnh) vẫn chưa hết lo sợ khi nhắc đến việc dùng “thần dược” tăng trí nhớ. “Nghe bạn bè rủ mua thuốc uống cho học bài mau nhớ, không sợ trả bài nên em uống. Uống vô thấy người nóng ran và phê thiệt nhưng sau đó không hiểu vì sao mỗi lần lên lớp em lại lừ đừ và cuối cùng mẹ phải đưa đi bệnh viện”. Cảm giác này cũng đã từng trải qua với N.H.M.T. (học sinh Trường THCS Bình An, quận 2) khi vào cuối năm 2012 em được các bạn rủ rê mua uống ở nhà thuốc gần trường. “Uống vô em thấy sảng khoái, người như bay trên mây và không sợ cô giáo truy bài”, T. tâm sự.

Thời gian qua, không ít học sinh đã sử dụng những loại thuốc chữa bệnh đặc trị quá liều, tạo hưng phấn, cảm giác không sợ học bài. Theo các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần TPHCM, một số loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer và Parkinson hoặc thuốc bổ, viên nang dưỡng não được lạm dụng rất lớn. Mặc dù đây là những loại thuốc được bán theo chỉ định kê toa của bác sĩ nhưng thực chất nhiều hiệu thuốc vẫn bán tràn lan. Tại nhiều tiệm thuốc ở trung tâm chợ dược sỉ quận 10 hay ở chợ Tân Định, khi hỏi mua thuốc, thực phẩm chức năng giúp tăng trí nhớ, cải thiện tuần hoàn máu, bồi bổ cơ thể… đều được giới thiệu đủ loại, như Glutaminol B6, Pho-L, Ginkgo Biloba hoặc các biệt dược Takan, Tanakan, Superkan, viên bổ não K-Sage Plus, Ritalin (tên gốc Methylphenidate), Amphetamine (Methamphetamine)… Đáng nói là một số thuốc hỗ trợ thần kinh cao cấp bán theo toa như: Piracetam, Arcaliotin, Citicholin, Piracetam, Duxil… cũng được bán vô tội
vạ.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần TPHCM, ghi nhận bệnh sử một số học sinh nhập viện gần đây cho thấy các em còn uống cả các loại thuốc hỗ trợ thần kinh cao cấp bán theo toa, như: Piracetam, Arcaliotin, Citicholin, Piracetam, Duxil… Qua điều trị, các bác sĩ đã gặp phải không ít trường hợp học sinh sử dụng các loại thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện dẫn đến rối loạn hưng phấn, rối loạn hành vi. Có trường hợp học sinh sử dụng thuốc Ritalin (điều trị cho bệnh nhân có chứng gia tăng hành vi, rối loạn tập trung chú ý) giúp tăng trí nhớ nhưng hậu quả là suýt bị đột tử. Mặc dù mỗi loại thuốc, thực phẩm chức năng đều có hiệu quả trong điều trị và hỗ trợ bệnh nếu dùng đúng liều lượng, nhưng theo PGS-TS Trương Văn Tuấn, Hội Dược học TPHCM, các loại dược phẩm trên đều có tác dụng phụ nếu dùng quá liều. Và tác dụng phụ gây ảo giác, gây nghiện có trong một số loại thuốc, nhất là thuốc điều trị thần kinh.

Lợi dụng những tác dụng phụ đó, không ít học sinh đã truyền tai nhau và rủ rê sử dụng như những thần dược “uống vô vừa phê vừa mau thuộc bài”. TS-DS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TPHCM, cảnh báo một số loại thuốc như Citicholin, Piracefam, Glyceryl, Phosphorycholin, Ginkgo Biloba (tức hoạt chất lấy từ cây bạch quả) là thuốc tăng cường hoạt động trí não, chỉ để điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi hoặc người chấn thương sọ não, không có tác dụng tăng cường trí nhớ cho học sinh. Đặc biệt, khi dùng Amphetamine không theo chỉ định rất dễ dẫn đến lạm dụng và gây ra các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng, rối loạn hành vi tác phong giống như bệnh tâm thần phân liệt.

 

Sao chưa rút số đăng ký?

 

Vụ nhiều học sinh Trường THCS Tăng Bạt Hổ A (phường 15, quận 4, TPHCM) vừa ngộ độc ảo giác thuốc Recotus thêm một lần nữa báo động sự nguy hiểm của loại thuốc này. Mặt khác, đây không phải lần đầu tiên loại thuốc này gây ra sự “hưng phấn” cho học sinh. Theo thông tin của nhà sản xuất, Công ty cổ phần SPM - quận Bình Tân TPHCM, một viên nang mềm Recotus có chứa: Dextromethorphan HBr 30mg, dẫn xuất của morphin, có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy; Diprophyllin HCl 100mg, dẫn xuất của Theophyllin, có tác dụng làm giãn phế quản do làm giãn cơ trơn; Lysozym 20mg, một enzym có tác dụng kháng khuẩn bằng cách làm dung giải màng tế bào vi khuẩn. Recotus giúp giảm triệu chứng ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, lao; ho do hút thuốc hay hít phải các chất kích thích. Thuốc có thể gây buồn ngủ, không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh gan, suy hô hấp, người có tiền sử mắc bệnh suyễn hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Liều dùng của Recotus đối với người lớn là uống 1 viên sau mỗi 6 - 8 giờ, dùng không quá 4 viên/ngày và không quá 7 ngày. Trẻ em 6 - 12 tuổi: uống 1 viên, 2 lần mỗi ngày.

Theo Bác sĩ Lê Đức Thọ (Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ TPHCM), dùng Recotus quá liều có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, ngủ gật, rung giật nhãn cầu và giảm thị lực, lơ mơ, ảo giác, có thể dẫn đến suy hô hấp, co giật và thậm chí tử vong. Trên thị trường, Recotus được bán tự do, không cần toa bác sĩ. “Vì dễ mua và giá rẻ nên rất nhiều học sinh đã rủ nhau sử dụng thuốc này vô tội vạ, gây ngủ gà ngủ gật để được lên phòng y tế, không phải trả bài đầu giờ”, BS Thọ nói. Nguy hiểm hơn, trong thuốc Recotus có hai hoạt chất chính: Dextromethorphan HBr tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp (thuốc lắc) nhưng lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc. Kế tiếp Diprophyllin HCl có tác dụng trực tiếp lên tim, huyết áp nên dùng quá liều sẽ gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp rất nguy hiểm. Do đó, dùng quá liều Recotus có thể gây ảo giác và đây chính là một trong các lý do học sinh sử dụng để “phê”…

Vậy vì sao vẫn chưa có sự quản lý rốt ráo và hơn nữa là rút số đăng ký lưu hành mà vẫn để học sinh mua thuốc Recotus dễ như… mua kẹo! PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết Bộ Y tế đã có quy chế quản lý thuốc tâm thần và hướng thần, tất cả đều phải được bán theo toa bác sĩ. Mặt khác, chính nhân viên bán thuốc cũng phải chịu trách nhiệm khi thuốc kê toa bác sĩ mà bán không cần toa bác sĩ. Về việc thuốc Recotus đã nhiều lần bị học sinh lạm dụng gây ảo giác nhưng chưa xử lý, PGS Phong Lan nói chờ chỉ đạo của Bộ Y tế vì bộ cấp phép lưu hành.

Một số vụ gây ngộ độc và ảo giác do thuốc Recotus gần đây

 

- Ngày 30-9, 10 nữ sinh lớp 7 Trường THCS Tăng Bạt Hổ A, quận 4, TP HCM được xác định mua thuốc Recotus uống để có hưng phấn, ảo giác.

- Tháng 4-2013, phát hiện một số học sinh của Trường THCS Trần Huỳnh, TP Bạc Liêu “phê” thuốc Recotus.

- Ngày 4-10-2012, gần 20 học sinh Trường THCS Bình An (quận 2-TPHCM) ngộ độc ảo giác sau khi uống thuốc Recotus quá liều.

- Ngày 25-11-2011, tại Trường THCS Khánh Hội A (quận 4), nhiều học sinh ngủ gật trong lớp sau khi uống thuốc Recotus.

- Ngày 19-10-2009, có 13 học sinh Trường THCS Trần Quốc Tuấn (quận 7) dùng Recotus vì... sợ trả bài.

 

QUỲNH CHI ( báo SGGP)
Từ khóa liên quan: rước họa, , thuốc, mau, thuộc bài
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rước họa vì thuốc... “mau thuộc bài”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI