Sống khỏe
Quả thằn lằn, một người ăn, hai người vui
(10:36:32 AM 19/03/2013)Quả dùng để ăn và làm thuốc, được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh; thu hoạch vào tháng 5 – 10 hằng năm, dùng tươi hoặc phơi khô, ngâm rượu. Khi quả chín thì chứa nhiều đường, đặc biệt là đường đơn gồm glucose, fructose, arabinose. Hạt chứa nhiều chất xơ polysaccharid. Vỏ quả có nhiều chất gôm cũng là một nhóm chất giúp nhuận tràng chống táo bón. Trong quả còn chứa nhiều protein nên cũng được xếp vào nhóm thức ăn bổ dưỡng.
Theo kết quả nghiên cứu mới đây đã tìm thấy trong quả và toàn cây thằn lằn có chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm 4 chất có cấu trúc flavonoid, trong đó quan trọng nhất là rutin. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, rutin có tác động chống oxy hóa mạnh nhất là khử hết các gốc tự do sản sinh trong tế bào. Rutin còn là chất giúp phòng chống xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, còn có 3 chất mới có cấu trúc sesquiterpenoid glycosid tên gọi là pumilaside A, B, và C được phân lập từ quả thằn lằn. Quả thằn lằn còn có tác động kháng khuẩn.
Đông y cho rằng, quả thằn lằn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, lợi thấp, thông sữa. Dùng quả làm thuốc bổ, chữa di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng, chứng đái dầm, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, viêm khớp, bong gân, ung thũng, trĩ lòi dom, sa dạ con, tắc tia sữa và tiểu đục. Mỗi ngày sử dụng 10 – 20g quả khô sắc lấy nước uống có tác dụng kích thích tình dục, làm tăng cường sức mạnh nam giới, uống đều đặn còn giúp kiềm chế cơn đau tim và phòng chống ung thư.
Trị di tinh liệt dương: Dùng rượu cây sung thằn lằn gồm cành lá phơi khô 100g, đậu đen 50g, cho vào 250ml trong 10 ngày lọc rượu uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ. Đối với người di tinh liệt dương uống mỗi ngày 10 – 30ml rượu.
Dùng làm thuốc bổ trị đau xương, nhức mình mẩy: Chế thành cao quả sung thằn lằn: Lấy quả sung thằn lằn thái nhỏ nấu với nước bỏ bã cô đặc thành cao, ngày uống 5 – 10g, trị các chứng đau xương ở người già, còn có tác dụng điều kinh giúp tiêu hóa.
Chữa tắc tia sữa, sưng vú, sản phụ ít sữa: Quả thằn lằn 40g, bồ công anh 15g. Sắc uống. Kết hợp dùng lá bồ công anh giã nhỏ và đắp vào chỗ sưng đau; cao quả thằn lằn, lấy quả chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5 – 10g.
Ngâm rượu bổ uống chữa di tinh, liệt dương: Lấy cành, lá, quả thằn lằn non phơi khô khoảng 100g, đậu đen 50g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10ml mỗi lần, ngày uống 3 lần.
Chế biến thành thức uống thanh nhiệt giải khát: Quả chín rửa sạch, xay nhuyễn, cho qua túi vải ép lấy nước cốt. Để yên một lúc nước này sẽ đông thành khối do thành phần chất nhày trong quả, đem thái thành sợi như thạch, thêm nước đường để ăn hoặc uống rất tốt.
Ngoài ra, có thể dùng quả thằn lằn làm thuốc điều kinh (trị kinh ít, bế kinh, thống kinh), làm thuốc dục sản, trị sỏi tiết niệu, giúp tiêu hoá…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.