Sống khỏe
Phòng khám Trung Quốc tiếp tục “nổ”
(08:54:32 AM 26/03/2012)
Nhờn thuốc!
Ấn phẩm mang tên Phương Đông của phòng khám đa khoa Quốc tế Trung Nam có trụ sở tại đường 3 tháng 2, quận 11 theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Trong ấn phẩm quảng cáo số trước đây mang tên Hữu Nghị Trung Nam, phòng khám này đã tự ý “nổ” thành bệnh viện và quảng cáo chữa những bệnh nhạy cảm thời thượng kèm theo giá cả. Chẳng hạn: Phá thai bằng phương pháp siêu dẫn, vá màng trinh bị rách, thắt âm đạo... với các “giáo sư, tiến sĩ” đầu ngành đến từ Trung Quốc.
Sau khi phát hành ấn phẩm trên, Sở Thông tin Truyền thông và Sở Y tế TPHCM đã “tuýt còi”, thế nhưng có vẻ “nhờn thuốc” phòng khám này đã nhanh chóng “lách” cho xuất bản ấn phẩm mới mang tên Phương Đông có giấy phép của Nhà xuất bản Phương Đông cấp (số ĐKKHXB: 27-2012/CXB/114-212/PĐ).
Tuy nhiên, theo BS Phạm Hữu Quốc - Thanh tra Sở Y tế TPHCM, theo quy định của pháp luật, việc thực hiện quảng cáo liên quan đến khám - chữa bệnh của các cơ sở cần phải có văn bản đồng ý của ngành y tế. Thế nhưng, khi thanh tra yêu cầu phòng khám Trung Nam đưa ra các giấy phép kèm theo thì đại diện phòng khám này chỉ đưa ra hợp đồng của Nhà xuất bản Phương Đông ký với cơ sở chứ chưa xuất trình được các giấy tờ khác.
Trong nội dung ấn phẩm quảng cáo mới này phòng khám lại tiếp tục “nổ” là thực hiện các chức năng mà theo quy định của ngành y tế là chỉ có các BV mới thực hiện được. Điều đáng nói, Sở Y tế TPHCM chỉ cấp phép cho phòng khám này thực hiện chức năng của một phòng khám chuyên khoa gồm: Ngoại, nội tổng hợp, tai mũi họng, sản phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình, siêu âm tổng quát..., chứ không cấp phép thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật...
100% các cơ sở được kiểm tra có sai phạm
Theo Sở Y tế, tại TPHCM hiện có 7 phòng chẩn trị do các nhà đầu tư, y, bác sĩ Trung Quốc đã đăng ký hành nghề khám - chữa bệnh.
Nhưng mức độ tung hoành và vi phạm quảng cáo quá sự thật đã lên đến con số 100%. Trong năm 2011, Thanh tra Sở Y tế TPHCM đã kiểm tra và phát hiện toàn bộ các cơ sở trên đều vi phạm về các vấn đề: Quảng cáo sai sự thật, không kê đơn bằng ngôn ngữ tiếng Việt, không có sổ theo dõi bệnh, dùng thuốc không nhãn mác, thậm chí có cả “chặt chém” vô tội vạ...
Điển hình là phòng khám Trung Nam hoạt động chính thức khoảng một năm nhưng phòng này đã ba lần bị thanh tra Sở Y tế thanh - kiểm tra và xử phạt vì nhiều lỗi vi phạm khác nhau... BS Phạm Kim Bình - Phó chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM cho rằng: “Thanh tra sở đã kiểm tra phòng khám này ba lần và lần kiểm tra nào cũng có sai phạm, bị xử phạt. Nếu phòng khám vẫn tiếp tục sai phạm, thanh tra sở sẽ kiên quyết đề xuất rút giấy phép...”.
Với mức phạt 72.400.000 đồng đối với bảy cơ sở vi phạm được thanh tra phát hiện (bình quân khoảng 10 triệu đồng/phòng khám) thì nhiều ý kiến cho rằng chế tài trên là quá nhẹ nên việc vi phạm cứ tái diễn và hậu quả chính người bệnh là nạn nhân của những quảng cáo “quăng bom” tại các phòng khám trên.
BS Phạm Việt Thanh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM kiến nghị: “Cần có quy định rõ ràng với mức xử lý đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về quy chế chuyên môn, quảng cáo sai sự thật... Ngoài ra, cơ quan truyền thông không thực hiện quảng cáo liên quan đến khám - chữa bệnh của các cơ sở khi chưa có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung quảng cáo”.
Câu hỏi đặt ra, tại sao vi phạm rành rành nhưng các phòng khám này vẫn nhởn nhơ tồn tại. Liệu các quy định, chế tài quản lý về y học cổ truyền đã đủ chặt chẽ? Chính vì xử phạt quá nhẹ khiến các phòng khám đang nhờn thuốc và vi phạm vẫn cứ tiếp diễn...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.