Chủ nhật, 19/01/2025, 09:09:35 AM (GMT+7)

Những con đường tới bàn ăn của thịt bẩn

(14:31:40 PM 02/03/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Mối hiểm họa từ thịt thối, thịt gia cầm bệnh được phát hiện liên tiếp trong thời gian qua khiến người dân lo sợ và các cơ quan chức năng đau đầu.

 

 Mặc dù các ngành, các cơ quan chức năng đa vào cuộc nhưng việc bắt các vụ vận chuyển tiêu thụ thịt bẩn, thịt thối như muối bỏ bể. Báo Sức khỏe&Đời sống cung cấp đến bạn đọc và cơ quan quản lý một phần của “bức tranh” buôn bán thịt bẩn, thịt thối và những chiêu biến thịt bẩn thành thịt “sạch” để cung cấp cho người tiêu dùng.
 
Trong khi dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát và ngộ độc thực phẩm rình rập thì tình hình buôn bán trái phép thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra “nóng bỏng” trên “trục” Đồng Nai - TP.HCM.
 
 
 
 Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh thu giữ thực phẩm bẩn. Ảnh: Tuân Nguyễn 
 
2 giờ bắt hàng chục “chuyến hàng đen”
 
Có thể nói tình hình buôn bán, vận chuyển thịt bẩn và gia cầm lậu tại khu vực 2 địa phương này đang diễn ra một cách khó kiểm soát và với “tần suất” các chuyến hàng rất lớn tuồn về TP.HCM. Cụ thể, ngày 28/2, lúc 4 giờ 50 phút, tại Quốc lộ 1A, tổ liên ngành Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông Rạch Chiếc kiểm tra và phát hiện xe tải BKS 51C 03745 do Nguyễn Phước Đức, sinh 1978, ngụ 85/2 ấp 1, Long Thạnh Mỹ, quận 9 điều khiển vận chuyển lô hàng 528,4kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch (gồm: thịt bò: 38kg; thịt heo: 50,3kg; thịt gà: 282,1kg; thịt vịt 35kg; thịt cút 113 con; phụ phẩm heo: 63kg; lòng gà: 43kg). Thậm chí có những trường hợp tái phạm với lái xe cũ, chủ cũ như vụ xe khách BKS 53S 5286 do Nguyễn Văn Quyết, sinh năm 1978, ngụ tại Xuân Bắc, Xuân Lộc, Đồng Nai điều khiển vận chuyển 348,5kg thịt heo và phụ phẩm, vịt sống cho bà Nguyễn Thị Hợp không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch hướng từ Đồng Nai qua ngã ba Tân Vạn vào Quốc lộ 1K vòng dưới cầu vượt Linh Xuân về TP.HCM (theo lời lái xe giao hàng tại chợ Phước Long B, quận 9). Theo hồ sơ tại Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức: ngày 19/6/2011 ông Nguyễn Văn Quyết đã vi phạm các hành vi tương tự khi vận chuyển 115kg thịt heo và 128kg phụ phẩm cho bà Nguyễn Thị Hợp trên xe khách BKS 53S 5286.
 
Trước đó, ngày 27/2, lúc 9h30, tổ công tác cũng phát hiện xe máy BKS 60S6-3978 do ông Vũ Văn Tý, sinh 1964, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai vận chuyển 170kg thịt bò vụn không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối (có dòi). Theo lời ông Vũ Văn Tý: Lô hàng trên ông nhận vận chuyển thuê từ Biên Hòa, Đồng Nai đến Công ty Tân Việt Sin, quận 8. Đặc biệt, chỉ tính riêng trong 2 tiếng đồng hồ (từ 18- 20h) ngày 26/2, có 6 trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch, vận chuyển lậu gia súc, gia cầm đã bị phát hiện. Đáng chú ý, lái xe và nguồn hàng chủ yếu ở Đồng Nai và có trường hợp lợi dụng cả giấy chứng nhận kiểm dịch để vận chuyển lậu gia cầm. Tất cả các vụ vi phạm trên đều được lập biên bản, phạt và xử lý tại chỗ, nhiều lô hàng bị buộc tiêu hủy.
 
Khó kiểm soát!
 
Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Bộ Y tế diễn ra vừa qua, BS. Nguyễn Đình Bình, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Đồng Nai cũng thừa nhận rằng: Đồng Nai luôn đứng trước nguy cơ mất ATVSTP nếu ban, ngành chức năng không kiểm soát tốt. Trên thực tế, nguồn lực cũng như hệ thống labo kiểm nghiệm thực phẩm ở tỉnh như TTYTDP, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng còn nhiều khó khăn, đặc biệt thiếu nhiều thiết bị, máy móc cơ bản để phục vụ công tác. BS. Bình thừa nhận, thực phẩm kém chất lượng chưa được kiểm soát tốt và còn lén lút lưu thông trên thị trường và thực trạng này sẽ còn diễn biến phức tạp vì địa phương vẫn chưa có nguồn thực phẩm an toàn và ổn định. Trong thời gian qua, Chi cục đã phối hợp với Sở NN&PTNN xử lý hàng chục tấn thịt heo không nguồn gốc, bị ô nhiễm nặng… tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được kiểm soát.
 
Trong khi đó, về phía TP.HCM, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức là đơn vị quán xuyến cửa ngõ quan trọng, nơi nguồn thịt từ Đồng Nai (và cả các tỉnh miền Trung, miền Bắc) thường đi. Tuy nhiên, việc kiểm tra gặp nhiều khó khăn vì muốn kiểm tra xe phải nhờ đến lực lượng cảnh sát giao thông nên khó chủ động. Thông thường, khi không có tin báo cụ thể thì cơ quan chức năng không thể nào kiểm tra. Vì vậy, số vi phạm mà cơ quan chức năng bắt được chắc chắn là “số ít” so với thực tế. Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cũng thừa nhận nguồn thịt gia súc không kiểm soát, kể cả thịt thối, đang được tuồn vào thành phố khá nhiều, lực lượng thú y không thể nào quán xuyến nổi. Chi cục cũng đã chỉ đạo các trạm thú y quận - huyện, nhất là các trạm kiểm dịch tại các đầu mối giao thông, cửa ngõ tăng cường công tác kiểm tra để hạn chế nguồn thịt bẩn này.
 
 
Liên quan đến vấn đề thịt bẩn, gia cầm sống trong “bối cảnh” cúm gia cầm, tại buổi giao ban ATVSTP sáng ngày 28/2, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP.HCM cũng cho biết, hiện TP.HCM ngoài tình trạng phải “đối phó” với nguồn hàng lậu, không nguồn gốc tại các địa phương tuồn về thì ngay tại địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép gần như công khai. Theo ông Hòa, trong năm 2012, Thanh tra Chi cục ATVSTP sẽ ưu tiên thanh kiểm tra 3 nhóm: cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, các bếp ăn tập thể; dịch vụ ăn uống (nhất là các quán dạng sân vườn); các cơ sở sản xuất, chế biến có sử dụng gia cầm. Cơ sở nào sản xuất, chế biến gia cầm không rõ nguồn gốc sẽ bị tịch thu, tiêu hủy ngay. Vi phạm nặng có thể đình chỉ sản xuất.

 

Tuân Nguyễn (Sức khỏe & Đời sống
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những con đường tới bàn ăn của thịt bẩn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI