Sống khỏe
Những ẩn họa gắn liền với sữa bột
(16:28:24 PM 13/08/2013)
Pha chế không đúng cách
Sữa công thức cần phải được pha chính xác theo hướng dẫn. Một số bậc cha mẹ đã mắc sai lầm, đôi khi là do không biết đọc hoặc không hiểu ngôn ngữ in trên nhãn hộp sữa (thường đối với sữa ngoại "xách tay", không có nhà nhập khẩu chính thức). Một số phụ huynh có thể cho quá nhiều nước, làm loãng sữa và điều này có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng. Ngược lại, số khác có xu hướng pha quá ít nước, thường nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho mỗi cữ sữa của trẻ, nhưng vô tình có thể dẫn đến hậu quả là trẻ bị thiếu nước, táo bón và hại thận.
Nhiễm độc
Các hãng sản xuất sữa công thức tuyên bố, quy trình quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của họ thuộc dạng khắt khe nhất trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nhân tạo nào đều chứa đựng nguy cơ về nhiễm bẩn hoặc nhiễm độc.
Nhắc đến scandal sữa bột cho trẻ em thì vụ bê bối sữa Trung Quốc nhiễm melamine năm 2008 là lớn nhất trong lịch sử. Khi đó, melamine - một loại hóa chất chỉ được dùng trong ngành công nghiệp, đã bị những kẻ hám lợi đưa trái phép vào sữa bột nhằm giả tạo hàm lượng đạm cao, khiến hơn 300.000 trẻ bị ốm và 6 trẻ tử vong do suy thận hoặc sỏi thận. Vụ bê bối đã ảnh hưởng đến nhiều nước có nhập sản phẩm sữa nhiễm melamine từ Trung Quốc, đồng thời làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng trên khắp thế giới đối với sản phẩm "made in China".
Trong những năm gần đây cũng đã có vài vụ bê bối sữa bột nhiễm bẩn nhỏ, lẻ bị phanh phui. Chẳng hạn như tháng 11/2012, hãng sữa nổi tiếng thế giới Nestle phải thu hồi hơn 200.000 hộp sữa hương sô-cô-la Nesquik trên toàn nước Mỹ. Động thái này diễn ra ngay sau khi Omaya Inc, nhà cung cấp thành phần sữa bột cho hãng Nestle, thu hồi một số sản phẩm nguyên liệu có chứa cacbonat canxi vì lo ngại nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
Gần đây nhất, ngày 4/8 vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được tin từ Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam thông báo, Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand vừa phát hiện các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ có chứa whey protein concentration (Công ty Fonterra New Zealand sản xuất) bị nhiễm Clostridium Botulinum (vi khuẩn này có thể gây liệt cơ, đường hô hấp, ngộ độc) xuất khẩu sang Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Ả rập Xêút … Nhà chức trách nước ta đã nhanh chóng yêu cầu thu hồi các lô sữa của Dumex, Karicare và Abbott có chứa whey protein concentrate nghi có nhiễm khuẩn.
Tóm lại, thông điệp dành cho các bậc phụ huynh là: sữa công thức cho trẻ không phải là một sản phẩm vô trùng và phải được sử dụng cũng như bảo quản cẩn thận. Theo Dawn Walker, cựu giám đốc của Viện Sức khoẻ trẻ em Canada, một trong nhưng câu hỏi bà thường gặp nhất là "Liệu tôi có thể hâm nóng lại sữa công thức không?”. “Câu trả lời là không. Một khi sữa công thức đã được pha nước ấm để sử dụng, nếu bạn tái hâm nóng, vi khuẩn sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm”, Walker nhấn mạnh. Lời khuyên của các chuyên gia là, để an toàn, bạn không nên để trẻ uống phần sữa thừa còn lại từ lần pha trước.
Bệnh tật
Thống kê cho thấy, trẻ ăn sữa công thức thường dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm tai giữa, dị ứng đạm sữa, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu và viêm phổi do vi khuẩn. Rất khó để nói chính xác nguy cơ mắc bệnh lớn tới mức nào. Tuy nhiên, một nghiên cứu lớn đối với các bé từ 2 - 7 tháng tuổi phát hiện, nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa tỉ lệ thuận với lượng sữa công thức trong chế độ ăn của trẻ. Đặc biệt, ở những đứa trẻ được "nuôi bộ" hoàn toàn (chỉ dùng sữa công thức, không bú mẹ), nguy cơ dường như cao gấp đôi so với các bạn cùng trang lứa chỉ bú mẹ.
Trẻ ăn sữa bột cũng đối mặt với nguy cơ bị béo phì cao hơn. Chúng phát triển cũng như tăng cân nhanh chóng hơn, và tính trung bình, cũng thường mập mạp hơn trẻ bú mẹ. Một nghiên cứu rộng rãi tại Đức đối với các bé 5 và 6 tuổi khám phá ra rằng, tỉ lệ béo phì ở những trẻ "nuôi bộ" là 4,5%, trong khi tỉ lệ này ở trẻ bú mẹ chỉ là 2,8%. Do bố/mẹ là người quyết định lượng sữa pha bao nhiêu sữa pha và thời điểm uống sữa nên các bé ăn sữa bột có thể không học được cách đọc tín hiệu của cơ thể tốt như trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Stephanie Atkinson, giáo sư về dinh dưỡng trẻ em thuộc Đại học McMaster, nhận định: “Tôi e rằng có thể tồn tại một dạng lập trình cho hệ tiêu hoá nào đó là nguyên nhân cho sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ được nuôi bằng sữa bột”.
Một mối quan ngại khác là, trẻ ăn sữa công thức có thể đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn. Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh này ở trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa bột hoặc trẻ chỉ được bú mẹ dưới 3 tháng cao hơn hẳn những bạn đồng trang lứa được bú mẹ hoàn toàn hoặc trên 3 tháng. Các nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, uống sữa bò sớm làm tăng khả năng phát triển một loại kháng thể thường được tìm thấy ở những trẻ bị bệnh tiểu đường.
Bị "móc túi"
Theo các chuyên gia, xu hướng lựa chọn sữa hiện nay phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của các bé và điều kiện thu nhập của mỗi gia đình. Vì vậy, ngoài chuyện giá cả, các bà mẹ thường chọn những loại sữa hợp với con mình (đa số chọn theo tiêu chí sữa mát, dễ tiêu hoá và giúp bé khoẻ mạnh).
Tuy nhiên, một yếu tố khác không kém quan trọng mà các nhà kinh doanh nhạy bén đã nắm bắt được chính là tâm lý sính mua đồ đắt tiền của người dân hiện nay. Những gia đình có điều kiện thường cho rằng, cứ sữa đắt tiền hẳn phải là sữa tốt. "Nắm được tâm lý này, một số hãng đã tăng giá bán như muốn khẳng định sản phẩm của mình là tốt nhất, tuyệt vời nhất" như lời của một chuyên gia trong ngành.
Thống kê cho thấy, chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, giá sữa đã tăng tới 5 lần, mức tăng thêm từ 8 - 9% tùy loại, có loại tăng giá 15%. Lí do được các hãng sữa đưa ra vẫn rất quen thuộc, như giá nguyên liệu đầu vào tăng, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, nguyên liệu bột sữa thế giới tăng, giá xăng dầu tăng kéo theo nhiều chi phí tăng lên, ... Dẫu vậy, theo số liệu từ Cục Quản lý giá, giá thu mua sữa tươi trên thị trường vẫn ở mức ổn định, thậm chí còn giảm nhẹ và giá sữa nguyên liệu nhập khẩu không tăng. Trong những tháng đầu năm 2013, sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đồng loạt giảm mạnh nhưng gần như không có doanh nghiệp sữa nào trong nước giảm giá.
Trong khi tình hình quản lý giá sữa bị buông lỏng, cộng thêm xu hướng chuộng sữa bột đắt tiền hiện nay, các bậc phụ huynh đang vô tình bị "móc túi" mà không hay biết.
Tạm kết
Khi nhìn nhận sữa bột công thức từ khía cạnh là một bước đột phá của y học, ta thấy nhìn chung đây là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho những đứa trẻ không được hoặc ít được bú sữa mẹ. Điều thành công nhất của sữa công thức, dù không ưu việt bằng sữa mẹ, là nó đã trở thành nguồn thức ăn thay thế cũng như bổ sung an toàn cho trẻ, và đang được cải thiện ngày càng tốt lên.
Điều các bậc cha mẹ cần lưu ý khi dùng sữa bột cho con là phải chọn loại phù hợp với khả năng hấp thụ cũng như điều kiện kinh tế của gia đình. Loại sữa đó cũng nên có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm định chất lượng cũng như được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc pha dùng sữa bột cũng cần tuân thủ hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm cũng như của các nhà chuyên môn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.