Sống khỏe
Nhân ngày Khí tượng thế giới 23/3: Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
(07:58:24 AM 21/03/2014)Ảnh minh hoạ: TL
Sự thay đổi thời tiết có thể tác động, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu của não và gây nhức đầu, đau lưng, nhức xương, mệt mỏi, đau nhói vùng tim. Ở những người đứng tuổi có bệnh mãn tính, sự thay đổi thời tiết sẽ làm bệnh nặng lên... Ông cha ta thường có câu cửa miệng “trái gió, trở trời” để nói về mối quan hệ, ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết tới sức khỏe.
Thông thường, các đặc trưng thời tiết dễ gây bệnh nhất là nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí. Thời tiết quá nóng và quá lạnh cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của chúng ta. Vào mùa hè, thời tiết quá nóng là tác nhân lý tưởng để làm phát sinh các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, rối loạn tiêu hóa, viêm màng não… và khi thời tiết ở trạng thái khô nóng - hay nóng - ẩm đều có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, cao huyết áp, trong đó sự cao bất thường của nhiệt độ, dẫn tới tình trạng say nắng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể. Ngoài ra thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng hoặc ngược với biên độ nhiệt độ ngày, đêm lớn, là mối đe dọa với sức khỏe người già, trẻ em và người bị bệnh tim. Với thời tiết, khí hậu lạnh tuy ít gây hậu quả gay gắt hơn khí hậu nóng nhưng nó cũng không thể xem nhẹ. Thời tiết lạnh ngoài việc thường dễ làm phát sinh các bệnh như viêm đường hô hấp, thấp khớp, cúm, bạch hầu, bệnh còi xương… Nhiệt độ xuống thấp, không khí lạnh còn làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ các bệnh hô hấp, lao, thấp khớp.
Bên cạnh đó, các dạng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán, nắng nóng... cũng gây tác động lớn đến đời sống của con người. Sau khi bão, lũ đi qua, những người dân sống trong vùng thiên tai nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng luôn sống trong tình trạng lo sợ dịch bệnh bùng phát vì môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Ngoài nỗi lo về nguồn nước bị ô nhiễm, người dân vùng lũ phải đối mặt với các nguy cơ hàng loạt dịch bệnh như đau mắt đỏ, tiêu chảy, sốt xuất huyết, sốt rét...
Thời tiết luôn luôn là sự diễn biến phối hợp của nhiều yếu tố và sự thay đổi một thành phần này không thể không kéo theo những thay đổi của các thành phần khác liên quan. Bởi vậy, nhiều nhà y học cho rằng hiệu ứng sinh học của thời tiết thường xảy ra trong sự kết hợp với hàng loạt yếu tố khí hậu.
Trong những tháng đầu năm 2014, thời tiết tỉnh Ninh Thuận chủ yếu là không mưa, nắng nóng, thời tiết khô hanh, cộng thêm vào đó có sự thay đổi đột ngột trạng thái thời tiết nóng lạnh với biểu hiện là biên độ giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ngày tương đối lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển mạnh.
Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận đang bước vào thời kỳ cao điểm của mùa khô, tình trạng mưa ít, thời tiết chủ yếu là nắng nóng, nhiệt độ cao làm cho nhiều loại vi trùng, ký sinh trùng phát triển nhanh, nhiều loại côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở... không khí khô hanh gây nhiều bụi bẩn trong môi trường, tình trạng khô hạn nước làm quy tụ nhiều mầm bệnh trong các ao hồ sông suối. Đây là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh mùa hè phát triển mạnh. Do đó chúng ta phải thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhất là trẻ em để phòng bệnh cho trẻ.
- Ăn đủ chất, uống đủ nước, chú ý thêm các loại rau, củ, quả, không nên ăn uống các loại thức ăn chưa nấu chín.
- Vệ sinh môi trường nơi ta đang ở như dọn nhà cửa sạch sẽ, vận động gia đình và cộng đồng tích cực không vứt rác bừa bãi ra môi trường, thu gom và xử lý rác thải theo đúng quy định.
- Có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý, khi có người bệnh hoặc nghi các bệnh trên, cần phải đến ngay cơ sở Y tế để khám, điều trị và xử lí kịp thời, không để bệnh lan ra người thân và cộng đồng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhân ngày Khí tượng thế giới 23/3: Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.