Thứ ba, 21/01/2025, 04:09:07 AM (GMT+7)

Loại bỏ bệnh sốt xuất huyết toàn cầu bằng vi khuẩn Wolbachia Tin ảnh

(08:43:36 AM 12/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Ngày 11/6, Giáo sư Scott O’Neill, lãnh đạo Chương trình Nghiên cứu loại bỏ Sốt xuất huyết Toàn cầu, đồng thời là Trưởng khoa Khoa học thuộc trường Đại học Monash của Australia đã chủ tọa hội thảo bàn tròn và có buổi thuyết trình tại Trường Đại học Y Hà Nội về việc loại bỏ bệnh sốt xuất huyết. Trong chương trình làm việc tại Việt Nam, Giáo sư còn đến thăm Bệnh viện Nhi đồng II, gặp gỡ Viện Pasteur và có buổi hội thảo về cùng đề tài nói trên tại thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Giáo sư O’Neill, chiến lược sử dụng vi khuẩn Wolbachia là một cách tiếp cận thiết thực, có tính nhạy cảm về môi trường, với khả năng có thể triển khai trên diện rộng với chi phí thấp nhằm chế ngự bệnh sốt xuất huyết. Phương pháp này cũng tương thích với các phương pháp kiểm soát hiện hữu như việc dùng thuốc diệt côn trùng và có thể làm tăng hiệu quả vắc-xin được phát triển trong tương lai. Phương pháp này rất phù hợp với môi trường sinh thái của Việt Nam .

 



Ảnh minh họa

 

Bệnh sốt xuất huyết được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là bệnh nghiêm trọng nhất gây ra do vi-rút từ muỗi mang đến và là bệnh lây lan nhanh nhất, với tỷ lệ mắc bệnh tăng gấp 30 lần trong vòng 50 năm qua. Chương trình Nghiên cứu Loại bỏ Sốt xuất huyết Toàn cầu do Giáo sư O’Neill làm trưởng nhóm đã phát hiện ra rằng sự có mặt của vi khuẩn Wolbachia trong muỗi mang bệnh sốt xuất huyết, muỗi Aedes aegypti, sẽ có tác dụng như một loại vắc-xin đối với muỗi và làm giảm khả năng truyền vi-rút sốt xuất huyết tới người.

Nhóm nghiên cứu Australia đã làm việc với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và các tổ chức y tế khác của Việt Nam trong một thử nghiệm thực tế tại đảo Trí Nguyên, tỉnh Khánh Hòa, nơi họ đã thả một số lượng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia vào ngày 3/4/2013. Với hoạt động này, nhóm nghiên cứu đã tập trung tạo ra quần thể muỗi Aedes aegypti nhiễm Wolbachia nuôi từ muỗi hoang dã trên đảo Trí Nguyên (vi khuẩn Wolbachia truyền từ muỗi mẹ sang con qua trứng muỗi). Sau đó đã làm thực nghiệm trên muỗi để đánh giá hiệu lực của Wolbachia cũng như hiệu quả không mong muốn của muỗi nhiễm Wolbachia có thể gây ra cho người, động vật và môi trường. Kết quả cho thấy, phù hợp với kết quả từ Australia , vi khuẩn Wolbachia ngăn chặn vi-rút sốt xuất huyết và không phát hiện thấy tác dụng không mong muốn nào.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Hugh Borrowman cho biết: chuyến thăm và làm việc của Giáo sư Scott O’Neill lần này là hoạt động hết sức thiết thực nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam . Đại sứ Hugh Borrowman bày tỏ: “Tôi rất vui mừng vì bên cạnh những hợp tác tuyệt vời giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, đầu tư, thương mại, kiểm soát biên giới, các nhà khoa học hai nước đã có sự hợp tác rất hiệu quả và ý nghĩa trong việc xóa bỏ bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam cũng như trong việc hỗ trợ dự án toàn cầu này”.

Dự án loại bỏ bệnh sốt xuất huyết toàn cầu bằng vi khuẩn Wolbachia thành công sẽ là phương pháp góp phần đáng kể làm giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết cho khoảng 2,5 tỷ người sống trên thế giới.

(TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Loại bỏ bệnh sốt xuất huyết toàn cầu bằng vi khuẩn Wolbachia

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

Thông nước: Cây Di sản làm thuốc

(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).

VACNE 30 năm
 "Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc

(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?

(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI