Sống khỏe
Kinh hoàng cảnh chế biến măng siêu bẩn và siêu độc
(14:43:15 PM 29/01/2013)Hãi hùng măng tươi… siêu bẩn
Tại chợ Đồng Xuân, măng tươi được bán khá phổ biến trong các sạp hàng và có nhiều loại, nhiều giá, muốn mua bao nhiêu cũng có. Măng củ tươi được bán với giá 140.000 đồng/kg, măng bẹ loại ngon là 150.000 đồng/kg, măng thái sẵn là 100.000 đồng/kg.
Tại một hàng chuyên bán măng thái sẵn đối diện cổng phụ chợ Đồng Xuân, một bà cụ tay thoăn thoắt thái từng củ măng bỏ vào 1 chiếc xô cáu bẫn, nhìn như xô đựng rác. Xung quanh là rác thải, ruồi nhặng bay tứ tung bám đầy xung quanh. Theo quan sát của PV Chất lượng Việt Nam, những củ măng này không hề được rửa qua nước cho đỡ bụi bẩn.
“Nếu rửa măng rồi mới thái thì người mua lại chê vì bảo măng nặng cân vì nước. Cứ để khô thế này mà thái, người ta mua về ắt sẽ phải rửa trước khi chế biến”, cụ bà này cho biết.
Theo cụ khách hàng thường xuyên đến mua hàng là những quán bán bún, cơm bình dân. Họ ngại thái và xé măng nên thường chọn loại măng làm sẵn, về chỉ việc đổ vào chế biến.
Măng xé nhỏ được đựng trong những chiếc xô... siêu bẩn (Ảnh: Thanh Nguyên)
Bên trong chợ Đồng Xuân cũng khá đông tiểu thương bán mặt hàng này. Theo giới thiệu cửa các chủ hàng, măng tươi được họ nhập từ trên Kim Bôi, Lương Sơn – Hòa Bình và một số tỉnh miền núi phía bắc
Chủ một kiot trong chợ xởi lởi: “Măng này nhà tôi đánh xe lên tận Kim Bôi – Hòa Bình lấy về, giá măng củ 140.000 đồng/kg, lấy nhiều thì giá sẽ giảm hơn, chủ yếu cung cấp cho các hộ lấy buôn về bán và những gia đình làm hàng, giá như vậy là rất mềm.
“Nếu em không yên tâm thì lấy măng củ tươi chưa xử lý về tự làm, còn không thì cứ thế mà lấy đảm bảo không bao giờ thối, cứ ngâm nước để đó dùng dần được…”
Cũng theo chủ kiot này, măng mua về không cần xử lý gì hết, nếu muốn măng không thâm chỉ cần cho thêm ít muối vào nước xâm xấp mặt măng, để không lo chua hỏng.
Không có lưu huỳnh thì không thành… măng khô
Dạo một vòng các kiot có bày bán măng khô, hàng nào măng cũng có màu vàng tươi, đẹp mắt. PV hỏi chuyện một chủ kiot trong chợ Đồng Xuân: Liệu chúng có tẩm ướp hóa chất, như lưu huỳnh không?
Chị bán hàng khẳng định: “Lưu huỳnh không phải là chất cấm dùng, chỉ là liều lượng của nó khi dùng như thế nào thôi. Làm măng khô mà không có lưu huỳnh thì khác nào bảo mổ gà không được dùng dao…”.
PV thắc mắc: “Vậy liều lượng được phép dùng là bao nhiêu? Măng của chị đã được kiểm tra đạt mức an toàn chưa? Sao không thấy có thông số gì về sản phẩm, ngay cả hạn sử dụng cũng không có?
Chị này lừ mắt gắt gỏng: “Liều lượng bao nhiêu thì chỉ có người sản xuất mới biết. Cô có đi cả chợ này cũng không có loại măng nào có những cái giấy tờ mà cô yêu cầu. Buôn bán tin nhau là chính. Cảm thấy không mua được thì biến…”.
Một số người bán hàng khác cho biết nếu mua măng về bỏ mối hoặc bán lại thì chỉ việc gói trong bao bọc kín là yên tâm để cả năm không hư.
Theo lời của tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, măng khô ở chợ Đồng Xuân đều sử dụng lưu huỳnh
Hiện tại, giá măng củ khô ở chợ Đồng Xuân có giá từ 220.000 – 250.000 đồng/kg, măng vầu là 150.000 – 240.000 đồng/kg tùy loại. Tất cả các loại măng này cũng đều được để trong bao tải, và cũng đều giống với các mặt hàng khác ở “tiêu chí” 3 không: Không nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, không nhãn mác.
Độc hại khôn lường…
Tại quầy hàng khô chợ Đồng Xuân, khi cầm những dẻ măng khô vàng ươm, một người khách buột miệng kể: "Trông thì đẹp thế thôi chứ cái này đã được làm màu bằng diêm sinh để măng vàng, giữ được lâu không mốc. Chỉ với 10.000 đồng/kg diêm sinh có thể hòa nước ngâm vài tạ măng, sau đó phơi khô là có màu vàng đẹp thế này".
Theo thông tin từ Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), vừa qua, kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm măng khô, măng tươi trên phạm vi cả nước đã phát hiện nhiều mẫu măng khô có tồn dư hóa chất lưu huỳnh và sulfite có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Phân tích về tính độc hại của măng khô có hàm lượng lưu huỳnh, thạc sỹ Cao Văn Trung – chuyên gia về thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm cho biết, nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà không biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Đặc biệt, ông Trung nhấn mạnh, có trường hợp ăn phải các loại măng có hàm lượng lưu huỳnh số lượng lớn, có thể gây tổn thương cho phổi, mắt thậm chí còn gây nhiễm độc máu, suy thận…
Bác Toán (Thụy Khuê, HN) nói: Các hàng măng chắc chắn họ ngâm hóa chất bảo quản để tránh hỏng nên tôi không bao giờ mua măng tươi và măng khô luộc sẵn ở chợ về dùng. Tôi thường mua măng khô về ngâm nước vài hôm rửa sạch rồi luộc, nếu ai cẩn thận thì luộc và rửa vài lần sau đó để tủ dùng dần…”.
Các loại măng được bán ở chợ Đồng Xuân đều không rõ về nguồn gốc xuất xứ. Ai có thể đảm bảo rằng chúng an toàn đối với người tiêu dùng?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.