Sống khỏe
Kịch tính ca ghép gan
(09:20:01 AM 13/10/2012)Ngày 12-10, ca phẫu thuật ghép gan ở người lớn đầu tiên tại khu vực phía Nam đã được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM). Bệnh nhân là bà C.T.K.Đ (52 tuổi, ngụ Đắk Nông), bị suy gan từ gần 10 năm trước. Người hiến gan là con trai bà Đ., sinh viên năm 4 Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (22 tuổi).
Vỡ kịch bản
Ca mổ huy động ê kíp hùng hậu gồm 37 người, trong đó có 11 bác sĩ, kỹ thuật viên của Bệnh viện Chợ Rẫy và 16 bác sĩ, kỹ thuật viên của Bệnh viện ASAN Medical Center (Hàn Quốc). Thời gian phẫu thuật dự kiến trong vòng 12 giờ.
Phía đoàn chuyên gia Hàn Quốc, GS Lee là người mổ chính. Phía Việt Nam, ngoài TS-BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, có mặt trực tiếp chỉ đạo trong phòng mổ, ê kíp còn lại gồm các bác sĩ Khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy như PGS-TS Nguyễn Tấn Cường (trưởng khoa) và BS Phạm Hữu Thiện Chí (phó khoa).
Đúng 6 giờ 30 phút, mẹ con bà Đ. được đưa vào phòng mổ. Sau đó, các bác sĩ tỉ mỉ tách từng milimet gan người cho lẫn người nhận. Công đoạn phẫu thuật diễn ra trong trạng thái khẩn trương nhưng cẩn trọng tuyệt đối. Bên ngoài hội trường, hàng chục bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chăm chú theo dõi ca phẫu thuật qua màn ảnh. Gần về trưa, diễn tiến phẫu thuật diễn ra khẩn trương, các bác sĩ dò soát từng mạch máu trong lá gan của cả 2 bệnh nhân. Theo kịch bản, quá trình lấy gan người cho sẽ được thực hiện nhanh hơn để tạo hình và ghép nối cho người nhận.
Đến đầu giờ chiều, một bất ngờ xảy ra trong phẫu thuật mà những lần hội chẩn kiểm tra chưa xác định: Các bác sĩ phát hiện người mẹ có 3 lá lách (tỉ lệ 1/100.000 người, người bình thường 1 lá) và do biến chứng xơ gan dẫn đến cường lách quá nặng nên phải cắt bỏ toàn bộ. “Việc cắt bỏ lách là nằm ngoài dự kiến” - từ phòng mổ, giọng một bác sĩ trong ê kíp vang ra.
Sai một li đi một dặm
Đến khoảng 16 giờ, lá gan hư của bà Đ. đã được lấy ra ngoài, phần gan của người con cũng được tách ra trước đó khoảng 30 phút. Sau khi thám sát từng tĩnh mạnh, mạch máu, các bác sĩ nhanh chóng đưa lá gan của người con vào ổ bụng bà Đ. và bắt đầu công đoạn ghép nối. Hàng chục người trong phòng mổ, mỗi người một việc với sự tỉ mỉ đến từng chi tiết bé xíu vì họ hiểu rằng sai một li đi một dặm.
Theo PGS-TS-BS Trần Minh Trường, ê kíp phẫu thuật đã sử dụng thiết bị mới là dao Cusa. Thiết bị này vừa là dao mổ điện vừa là dụng cụ để hút mô với ưu điểm là giảm chảy máu, ít làm tổn thương mô lành xung quanh và rút ngắn thời gian.
Trực tiếp theo dõi ca phẫu thuật, BS Trần Minh Thông, Trưởng Khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Chợ Rẫy, liên tục trao đổi qua hệ thống trực tuyến từ phòng mổ. Ông nhận định có một điểm thuận lợi là dự tính ban đầu, ca mổ sẽ mất nhiều máu nên bệnh viện đã chuẩn bị 100 đơn vị máu. Tuy nhiên, đến 16 giờ mới sử dụng 6 đơn vị máu. “Người cho gan không mất máu trong quá trình phẫu thuật nên khả năng phục hồi là rất nhanh, có thể xuất viện trong 1 tuần” - ông Thông hồ hởi. Ông cũng đánh giá tay nghề các đồng nghiệp Hàn Quốc rất cao, chuẩn xác.
BS Trần Minh Trường cho biết chương trình ghép gan người lớn được Bệnh viện Chợ Rẫy thai nghén từ 10 năm trước và được Bộ Y tế cấp kinh phí thực hiện. Trong 2 năm qua, bệnh viện đã đầu tư khá kỹ về nhân vật lực và trang thiết bị. “Việc thành công của ca ghép gan là đỉnh cao, mở ra triển vọng mới cho ngành ghép tạng Việt Nam” - ông Trường nhận định.
Tiếp tục hậu phẫu
Đến hơn 21 giờ 30 phút cùng ngày, từ trong phòng mổ, TS-BS Nguyễn Trường Sơn cho biết về mặt phẫu thuật, ca ghép gan đã thành công, các công đoạn cuối cùng đang được hoàn tất, các bác sĩ đã đóng ổ bụng của bệnh nhân. “Sắp tới, bệnh nhân sẽ còn được hậu phẫu, theo dõi điều trị dài, độ ổn định gan mới, thải ghép…” - ông Sơn nói |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.