Sống khỏe
Hãi hùng nhuộm màu cho đường cát bằng chất độc
(14:43:23 PM 24/07/2013)
Một loại hàng quán buôn bán ở Sài Gòn đang sử dụng những loại phẩm màu độc hại này như là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mình.
Thủ thuật khoác áo cho đường ăn
Theo ghi nhận của phóng viên, tại chợ Bình Tây, đường cát có đủ màu sắc được bày bán rất nhiều. Có một thực tế là, khi hỏi nguồn gốc của đường cát vàng, đa phần các tiểu thương đều… lắc đầu. Phải nhờ đến sự giới thiệu của người quen, và trong vai người có nhu cầu tiêu thụ đường cát vàng với số lượng lớn, phóng viên mới có thể thâm nhập được đường dây phù phép đương trắng sang đường đủ màu sắc. Được biết, ở khu vực quận 6 có rất nhiều lò nhuộm màu cho đường như vậy.
Tại một cơ sở cung cấp đường ở đường Chu Văn An, quận 6, chúng tôi ghi nhận, công đoạn “pha màu” hết sức đơn giản! Sau khi mua đường cát trắng đã thành phẩm từ các nhà máy đường, các cơ sở kinh doanh lấy phẩm màu mua trôi nổi trên thị trường pha với nước lã tạo thành hỗn hợp để phun vào đường cát trắng. Tiếp đó, họ dùng máy trộn đều. Chẳng bao lâu sau, đã có đường cát có màu vàng kem. Chủ cơ sở này khẳng định: “Anh muốn mua bao nhiêu cũng có”. Khu vực này từ lâu được ví như “đầu não” để tuồn đường vàng đi các tỉnh Tây Nguyên và miền Tây.
Các bao đường loại 50 kg dùng để tẩm màu lại, ngoài ra còn có một chiếc bằng tôn dài khoảng 2,5 mét đây chính là nơi khoác áo đủ màu sắc cho đường ăn. Loại đường để tẩm màu hóa chất này là đường trắng Mỹ Tho có màu hơi ngà ngà. Từ màu đường này, đại lý sẽ sáng tạo thêm đủ màu sắc cho đường. Bình quân mỗi tấn đường sau khi pha trộn cơ sở lời đường 2 – 3 triệu đồng. Quy trình khoác áo cho đường ăn được thực hiện một cách thuần thục.
Theo đó, đường khô được đổ trong máng, rồi cho khoảng 5 lít dung dịch tẩy trắng trộn với nhau, toàn bộ quy trình sẽ hoàn tất trong khoảng 10 phút, tất cả mẻ đường đã trắng hơn. Theo cách này, đại lý sẽ được cái lợi là giá bán đường sẽ cao hơn vì đường trắng hơn và trọng lượng đường nặng hơn vì được trộn thêm nước cộng hóa chất.
Theo ước tính, sau khi trộn xong, trong lượng của 50 kg đường trước đó sẽ tăng thêm 5 kg, theo giá hiện nay thì sau khoảng 10 phút, chủ cơ sở đã thủ được 5 kg, tương đương với 125 ngàn đồng, mỗi ngày cơ sở này phù phép cả tấn đường và con số lợi nhuận là khổng lồ.
Cũng với quy trình tương tự, việc tạo màu cho đường vô cùng dễ dàng. Theo tiết lộ của anh Khanh – chủ cơ sở trên thì để tạo mà cho một máng đường cần 2 hũ màu và khoảng 2,5 ca nước loại ca 2 lít, tương đương 5 lít nước. Chỉ sau vài phút, mộ bao đường có màu ngà chuyển sang hơn một bao đường có màu vàng.
Tương tư, muốn các màu khác nhau thì quy trình như nhau, chỉ việc thay đổi màu thôi. Những chiếc thùng đựng màu để làm đẹp cho đường và những chiếc máng dùng để trộn đờng đều không được chùi rửa vệ sinh, mà cứ hết bao đường này đến bao đường khác được khoác áo mới đủ màu sắc và được phân phối ra thị trường. Nhưng rõ ràng, quy trình này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo nhiều chuyên gia thực phẩm, hiện nay trên thị trường, các loại đường nhiều màu sắc được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng mạnh vì công dụng của nó trong việc trang trí món ăn. Ngoài việc pha phẩm màu không rõ nguồn gốc, theo ghi nhận của chúng tôi, mặt bằng sản xuất tại các lò pha chế vô cùng dơ bẩn khi đường được đổ trực tiếp xuống nền nhà để trộn.
Hiểm họa khôn lường từ việc sử dụng trực tiếp
Tại chợ Bình Tây, quận 6 là nơi chuyên cung cấp đường cho các đại lý, các sạp bán đường đủ màu sắc nhưng chúng tôi cũng không thể hình dung ra đường có nhiều màu sắc đến thế. Tiếp cận một người bán hàng, chúng tôi ngỏ ý muốn mua đường loại ngà về trộn thành các màu khác. Người bán hàng tư vấn chỉ nên mua các loại đường đã được trộn sẵn từ sạp hàng của anh ta vì mua thuốc không đúng loại sẽ nguy hiểm cho người sử dụng. Thế nhưng anh ta vẫn chỉ cho chúng tôi nơi bán hóa chất để làm đẹp cho đường là tại chợ Kim Biên.
Tại đây có rất nhiều cửa hàng bán hóa chất này, thậm chí còn ghi tên hàng hóa rõ ràng. Theo tìm hiểu của phóng viên thì có hai loại hóa chất để tẩy trắng đường là dạng bột và dạng nước. Dạng bột có mùi hôi, giá bán từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg, dạng nước từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg. Còn các phẩm màu để làm đẹp cho đường có giá dao động từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg như: màu vàng chanh, xanh, vàng, màu đỏ tổng hợp, màu đỏ son…
Theo các nghiên cứu, thực phẩm có chứa màu công nghiệp sẽ dẫn đến nguy cơ mắc chứng tăng động ở trẻ em, ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ của trẻ, khiến chỉ số IQ giảm ít nhất 5,5 điểm... Việc mua bán cũng dễ dàng, không có bất cứ trở ngại nào, tại những tiệm hóa chất này, người bán còn chỉ thêm công dụng của loại bột tạo màu đường cho chúng tôi như để tẩy dừa, tẩy mứt…
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hồ Chí Mình đã tiến hành kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh đường cát tại quận 6. Tại đây, đoàn phát hiện cơ sở đang dùng máy để trộn phẩm màu không rõ nguồn gốc vào đường cát trắng để biến thành đường màu vàng kem chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.
Ông Phạm Quang Vinh, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO), cho biết hiện nay, CASUCO chỉ sản xuất ra một loại đường duy nhất là đường cát trắng. Lượng đường cát vàng tiêu thụ trên thị trường là do những kẻ hám lợi trộn phẩm màu và nước vào để nhằm làm tăng trọng lượng của đường nhằm kiếm lời bất chính. Ông Nguyễn Thái Hòa, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh, nói: “Từ 5-6 năm nay, hầu hết các nhà máy đường đều đã đổi mới công nghệ để sản xuất ra đường tinh luyện hay còn gọi là đường cát trắng.
Đây là loại đường tinh luyện, đã loại bỏ tạp chất nên không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như loại đường màu vàng có nhiều tạp chất. Vì vậy, đường cát trắng có nhiều ưu điểm hơn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng”. Bác sĩ Huỳnh Lê Thái Hòa – chi cục trưởng chi cụ vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi buộc phải đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở chế biến đường này vì nó quá nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Cơ sở chẳng có bất cứ tiêu chuẩn nào đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ khi nào chủ cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà đoàn đề ra, chúng tôi mới đồng ý cho phép hoạt động trở lại”. “Đứng về góc độ chuyên môn, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất người tiêu dùng nên mua đường thành phẩm đã được đóng gói, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng”, ông Hòa khuyến cáo.
Còn theo một kỹ sư hóa tại TP.HCM, thông thường các chủ cơ sở đường dùng phẩm màu để biến đường trắng thành đường vàng. Để bảo đảm không gây hại đến người tiêu dùng, chỉ có thể sử dụng phẩm màu thực phẩm được Bộ Y tế cho phép. Tuy nhiên, giá thành các loại phẩm màu thực phẩm thường cao gấp 4 lần các loại phẩm màu công nghiệp. Do đó, các cơ sở kinh doanh đường thường sử dụng phẩm màu công nghiệp. Khi cơ thể bị tống các chất phẩm màu công nghiệp vào, nguy cơ gây bệnh ung thư là khó tránh.
Theo Nghị định 45/CP và Nghị định số 06/2008/NĐ-CP, hành vi sử dụng hóa chất, chất phụ gia không rõ nguồn gốc để tẩy trắng và nhuộm màu cho thực phẩm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, nếu kiểm tra loại hóa chất trong diện cấm, thì cơ sở sẽ bị phạt bổ sung với hành vi tương ứng theo biên bản của đoàn kiểm tra, cơ sở còn vi phạm các nội dung khác như khu vực chế biến, pha trộn, đóng gói sản phẩm rất kém vệ sinh, cơ sở không có hồ sơ đăng ký đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không có công bố chất phụ gia trong quá trình chế biến… Như vậy, cơ sở này có thể bị xử phạt bổ sung.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.