Sống khỏe
Enzyme và sức khỏe
(08:19:31 AM 01/08/2013)
Sự thiếu hụt enzyme thường xảy ra khi chúng ta bước vào tuổi xế chiều và gây ra hàng loạt triệu chứng “dở khóc dở cười” mà “đau khổ” nhất là các triệu chứng mệt mỏi.
Có bao nhiêu loại enzyme?
Enzyme là những chất xúc tác cho những phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể. Có nghĩa là enzyme sẽ giúp cơ thể phá vỡ, xây dựng và tái thiết một loạt hợp chất hóa học trong cơ thể. Những loại enzyme chính mà cơ thể tạo ra bao gồm các loại enzyme tiêu hóa và những enzyme cần cho sự chuyển hóa. Các loại enzyme tiêu hóa hiện diện trong bộ máy tiêu hóa nhằm giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Trong khi đó , các loại enzyme chuyển hóa sẽ giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này rất quan trọng cho cơ thể vì chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, hít thở, chuyển động... Trong cơ thể, enzyme được tạo ra từ một số dạng tế bào và sự tạo ra enzyme cũng đòi hỏi một số năng lượng.
Những loại thực phẩm ăn sống như trái cây, rau cải có chứa sẵn enzyme của riêng chúng
Ảnh: HỒNG THANH
Khi enzyme bị thiếu hụt
Sự thiếu hụt các loại enzyme tiêu hóa sẽ làm giảm hoặc vô hiệu hóa sự phân giải thực phẩm thành những loại đường đơn, các axít amino và các axít béo vốn có nhiệm vụ tạo năng lượng cho cơ thể và giúp chúng ta có cảm giác tràn trề sức sống. Những loại thực phẩm ăn sống như trái cây, rau cải có chứa sẵn enzyme của riêng chúng. Khi vào cơ thể, các loại enzyme này chỉ cần được “kích hoạt” bằng cách nhai các loại thực phẩm kể trên, vì vậy những loại thực phẩm này tiêu hao các loại enzyme tiêu hóa của cơ thể ít hơn, đồng thời giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng.
Các nhà khoa học Hà Lan đã công bố một bản nghiên cứu được đăng trên chuyên san Medical Hypotheses năm 2000, theo đó, sự thiếu hụt enzyme sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi kinh niên và đề nghị những bệnh nhân bị mắc chứng mệt mỏi kinh niên cần được xét nghiệm, chẩn đoán xem họ có bị thiếu hụt enzyme hay không.
Ngoài sự mệt mỏi kinh niên, sự thiếu hụt enzyme còn dẫn đến những hệ lụy khác cho sức khỏe, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, nhức đầu, các rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao, yếu cơ và nguy hiểm nhất là sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Enzyme... không cánh mà bay!
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt enzyme. Nguyên nhân hàng đầu là do sự lão hóa. Theo các nhà nghiên cứu y học, sự sản xuất enzyme trong cơ thể sẽ suy giảm mỗi năm 1%. Sự sản xuất enzyme đòi hỏi cơ thể phải tiêu hao năng lượng và lượng enzyme được sản xuất cũng phụ thuộc vào giá trị pH trong cơ thể. Khi lớn tuổi, sự cân bằng axít - kiềm trong cơ thể cũng trở nên khó khăn, vì vậy mà lượng enzyme được sản xuất cũng suy giảm đáng kể.
Trong cuộc sống công nghiệp hiện đại ngày nay, thực phẩm mà chúng ta đưa vào cơ thể đã mất đi một số enzyme quý giá. Thực phẩm nướng, chiên ở nhiệt độ cao hoặc luộc quá chín sẽ làm lượng enzyme bị thất thoát. Thực phẩm nấu nướng trong lò vi sóng (microwave) cũng sẽ làm hao gầy enzyme tự nhiên. Những yếu tố khác làm suy giảm enzyme trong cơ thể bao gồm cuộc sống căng thẳng, rượu bia, khói thuốc, môi trường đôc hại...
Để không bị mất enzyme
Để bảo đảm enzyme không bị “rút ruột” thì ngoài việc chú trọng việc ăn uống, không sử dụng rượu, bia thái quá, chúng ta đừng dây dưa với khói thuốc, tránh căng thẳng quá độ, rèn luyện thân thể thường xuyên. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lối sống, bạn có thể bảo tồn lượng enzyme cần thiết cho cơ thể. Một thay đổi nhỏ nhưng lợi ích vô biên, chẳng khác nào đem vài ba trái ớt hiểm đi đổi với cả núi hồ tiêu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Vinamilk trao tặng gần 20.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường
(Tin Môi Trường) - Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.