Sống khỏe
Đừng lạm dụng thuốc đông y
(15:49:13 PM 29/02/2012)
Cây độc tưởng sâm bổ
Cách nay vài năm, báo chí đăng tin nhiều người dân ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) nhận lầm cây thương lục là một loại sâm và đổ xô xin cây giống về trồng, ngâm rượu rễ củ để uống. Sau đó, người viết đã nhận được mẫu cây cũng được cho là “cây sâm” gởi đến từ một người bạn ở Đức Hoà (Long An). Người bạn cho biết nhiều người Đức Hoà trồng “cây sâm” này lấy rễ ngâm rượu uống cho bổ. Người viết đã nhờ các đồng nghiệp bộ môn dược liệu, khoa dược, đại học Y dược TPHCM định danh “cây sâm” và tức tốc thông báo: “Đây là cây thương lục chứ không phải sâm. Trong cây nhìn cứ tưởng là sâm này có chứa chất độc!”.
Ngày 4/11/2011, bệnh viện Nhi trung ương cho biết có 4 trẻ dưới một tuổi bị ngộ độc nặng suýt nguy đến tính mạng, do cha mẹ dùng thuốc bôi ngoài da gọi là “thuốc cam” bôi chữa các nốt viêm nhiệt ở miệng của trẻ. Thuốc cam được xem là một loại thuốc đông y, nhưng xét nghiệm cho thấy chứa hàm lượng chì đến 10%!
Quan niệm đông y lành hơn tây y có lý do của nó: phần lớn thuốc tây y đi từ con đường tổng hợp hoá học, tức là những hoá chất ít nhiều chứa độc tính, trong khi phần lớn thuốc đông y xuất phát từ cây cỏ là sinh chất thiên nhiên. Nhưng cần biết rằng, thuốc đông y không chỉ bào chế từ cây cỏ hiền hoà, mà còn có cả những vị thuốc rất độc làm từ khoáng chất. Chưa kể người ta có thể dùng nhầm thực vật độc để làm thuốc, như cây lá ngón. Về khoáng chất, có một số vị thuốc đông y rất độc, phải xem là độc chất như thần sa, chu sa (chứa thuỷ ngân), thạch tín, khinh phấn… Một đề tài nghiên cứu của trung tâm Cấp cứu TP.HCM (nay là bệnh viện Sài Gòn) từng cho thấy đã có hàng trăm ca ngộ độc thuốc đông y trong một thời gian ngắn bởi bài thuốc bổ dân gian “thần sa tán nhỏ cho vào tim heo hấp chín”.
Một số độc dược chính hiệu
Về thực vật có độc tính, có thể kể:
- Á phiện là nhựa lấy từ trái của cây thuốc phiện (Papaver somniferum L., họ Papaveraceae) dùng để chữa ho, giảm đau, chữa đau bụng, tả lỵ. Dùng quá liều rất nguy hiểm do ức chế trung tâm hô hấp ở hành tuỷ. Cần chú ý, trước đây một số thuốc y học cổ truyền (như lục thần thuỷ) hoặc thuốc tây y (như élixir parégorique) trị tiêu chảy có chứa vị thuốc này.
- Phụ tử là vị thuốc lấy từ rễ củ của cây ô đầu Việt Nam (Aconitum fortunei Hemsl., họ Ranuculaceae) hay của nhiều loại Aconitum khác, trong đông y được dùng làm thuốc hồi dương, khử phong hàn, chữa một số bệnh truỵ tim mạch, ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh. Trong vị thuốc này có chứa aconitin là một chất cực độc: chỉ cần 2 – 3mg aconitin có thể gây chết người. Một số thuốc đông y như trấn kinh hoàn, bát vị hoàn có chứa vị thuốc này.
– Mã tiền là vị thuốc bào chế từ hạt cây mã tiền (Strychnos nux vomica L., họ Loganiaceae). Mã tiền sử dụng trong đông y cũng giống như strychnin trong tây y. Đó là vị thuốc kích thích tiêu hoá, chữa nhức mỏi tay chân, chữa đau dây thần kinh và thiếu máu. Độc tính của mã tiền là do chất strychnin. Nếu dùng quá liều sẽ gây co giật kiểu uốn ván và nạn nhân chết vì ngạt thở.
– Cà độc dược (Datura metel L., họ Solanaceae). Dùng cà độc dược trong đông y giống như dùng atropin, hyoscin, scopolamin trong tây y. Được dùng chữa hen suyễn, giảm đau chống co thắt trong bệnh loét dạ dày và ruột, chữa chóng mặt, nôn mửa khi đi máy bay, tàu xe. Có thể gây ngộ độc nếu dùng quá liều do chất atropin làm tê liệt hệ đối giao cảm: giãn đồng tử, mạch nhanh, giảm tiết dịch, tê liệt. Nạn nhân chết do hôn mê.
Riêng về cây thương lục, ở Việt
Cuối cùng, cần phải đặc biệt ghi nhận là các loại dược liệu, dược thảo trong quá trình chế biến bảo quản dùng làm thuốc có thể chứa các độc chất nguy hiểm, như thuốc cam chứa chì đã đề cập.
Tóm lại, thuốc đông y cũng có những độc chất như trong thuốc tây; vì vậy, phải thật cẩn trọng khi sử dụng, không nên nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó rồi tự tiện sử dụng lâu dài. Cũng đừng quá tin vào cái nhãn hiệu “gia truyền” mà giao phó sức khoẻ cho những người không được đào tạo chuyên môn hay hành nghề không theo sự quản lý của ngành y tế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.