Sống khỏe
Đủ kiểu mô hình giải phẫu từ ghê rợn đến sexy của thời xưa
(14:17:29 PM 26/02/2014)Ít ai biết rằng, các mô hình cơ thể người đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm nhằm mục đích phục vụ cho công việc của các bác sĩ. Chúng được làm từ nhiều loại chất liệu như sáp, ngà voi, giấy hoặc thậm chí là những bộ phận cơ thể thật của người chết.
Khi ngành giải phẫu học bắt đầu phát triển tại châu Âu, các bác sĩ chỉ có thể thực hành trên các tử thi và gặp nhiều rất nhiều khó khăn do điều kiện bảo quản tử thi lạc hậu thời trước. Do vậy, việc sử dụng những mô hình đã giúp ích rất nhiều cho việc học tập và nghiên cứu y học.
Cùng ngược dòng lịch sử để ngắm nhìn những mô hình cơ thể người được sử dụng trong y khoa thời xưa qua chùm ảnh dưới đây:
( Ảnh minh họa )
Đây là một mô hình đầu người làm bằng ngà voi. Nó từng là giáo cụ trong việc giảng dạy y khoa tại châu Âu cách đây 300 - 400 năm. Nếu bạn nhấn vào cái trụ bên dưới, các bộ phận như mắt, lưỡi và hàm dưới của cái đầu lâu sẽ lập tức chuyển động.
( Ảnh minh họa )
Tại châu Âu thế kỉ XVII và XVIII, các bác sĩ sản khoa thường trưng bày một mô hình cơ thể người như thế này để chứng tỏ địa vị và sự uyên bác trong chuyên môn của họ.
Các mô hình này thường đi thành cặp gồm một nam và một nữ, trong đó mô hình của người nữ có cả bào thai trong bụng mẹ. Trong mô hình này, bạn có thể quan sát phần tử cung với đứa trẻ ở bên trong, kèm theo một sợi dây màu đỏ tượng trưng cho dây rốn.
( Ảnh minh họa )
Mặc dù không còn nhiều tài liệu đề cập về mô hình này, người ta cho rằng nó là một giáo cụ để giảng dạy việc đỡ đẻ cho các bà đỡ hoặc sinh viên khoa sản tại châu Âu vào thế kỷ XIX. Mô hình của đứa trẻ sơ sinh được đặt ở tấm gỗ nằm nghiêng phía sau.
( Ảnh minh họa )
Giữa thế kỉ XIX, nguồn cung cấp tử thi cho các bệnh viện và trường y trở nên khan hiếm ở châu Âu. Các bác sĩ đã tìm ra một giải pháp sáng tạo và cũng khá rùng rợn: bơm sáp vào các bộ phận cơ thể người chết rồi lưu trữ chúng.
Mô hình cánh tay trên đây được dùng trong khoảng thời gian 1831-1870 ở châu Âu. Những mạch máu được bảo toàn khá nguyện vẹn, cho chúng ta thấy được cấu trúc phức tạp và tinh tế của hệ mạch.
( Ảnh minh họa )
Ở Trung Hoa cổ đại, người phụ nữ đi chữa bệnh không được phép nhìn mặt thầy thuốc của mình do những quy định của lễ giáo phong kiến. Họ không được để thầy thuốc chạm vào người và thậm chí không được phép tự nêu tên một số bộ phận cơ thể nhạy cảm khi khám bệnh.
Để khắc phục vấn đề này, người Trung Quốc xưa đã phát minh ra con “búp bê chẩn đoán” này. Người nữ bệnh nhân nằm sau một tấm rèm sẽ chỉ tay vào các bộ phận của con búp bê để thầy thuốc đoán bệnh.
( Ảnh minh họa )
Những năm đầu thế kỉ XIX, nghệ thuật "papier-mâché" được giới y khoa áp dụng để tái hiện các bộ phận cơ thể người. Chỉ sử dụng bột giấy, vải, hồ dán cùng nhiều nguyên liệu đơn giản khác, các nhà khoa học đã chế tạo nên những mô hình cơ thể có độ chính xác, tính thẩm mĩ cao.
Nhà giải phẫu học Louis Thomas Jerôme Auzoux người Pháp là người đã góp công rất lớn trong việc phổ biến các mô hình bằng papier-mâché. Ông đã mở một nhà máy chuyên chế tạo các bộ phận bằng giấy, giống như mô hình bộ não này, để phục vụ các bệnh viện và trường đại học.
( Ảnh minh họa )
Nếu bạn là một sinh viên y khoa trong khoảng thời gian 1776 - 1780 ở ĐH Florence (Ý), mô hình với kích thước bằng người thật này có thể sẽ xuất hiện trong một buổi lên lớp của bạn.
Bức tượng này được đúc bằng sáp và tập trung minh họa cấu tạo của hệ cơ và xương người. Đây là một trong những tác phẩm của Clemente Susini, nhà điêu khắc người Ý nổi tiếng với những mô hình giải phẫu người vô cùng tinh xảo.
( Ảnh minh họa )
Còn đây là một mô hình con mắt được dùng để học tập trong thế kỉ XIX. Trụ phía sau có thể được tháo rời, giúp sinh viên quan sát các bộ phận cấu tạo nên con mắt như giác mạc, đồng tử và mống mắt, kèm theo mí mắt ở bên ngoài.
Thời trước, các họa sĩ tài năng còn vẽ thêm các mạch máu mắt để tạo cảm giác “y như thật” cho mô hình này.
( Ảnh minh họa )
Trong ảnh là mô hình cơ thể người nữ bằng sáp được sử dụng vào giai đoạn năm 1771 - 1800 tại châu Âu. Có một điều thú vị là hầu hết các mô hình sáp thời kì này đều là nam giới. Trong khi đó, những mô hình nữ giới cũng được sử dụng nhưng chỉ để phục vụ việc tìm hiểu sự khác biệt giữa cơ thể của nam và nữ.
Những mô hình cơ thể phụ nữ như trong bức hình này được gọi người châu Âu xưa đặt tên là Venus, theo tên nữ thần tình yêu và sắc đẹp. Bạn có thể nhìn thấy các cơ quan nội tạng bên trong được tháo rời và đặt cạnh mô hình này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.