Sống khỏe
Độc tố "chết người" phía sau thần dược phòng the
(16:03:21 PM 20/02/2014)Giới y học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu loại cây này và hàng loạt báo cáo đều chứng minh: Yohimbe chứa các thành phần có tác dụng đặc biệt đối với chuyện phòng the. Tuy nhiên, vì có những độc tố tiềm ẩn, loại thảo dược này đã bị nhiều quốc gia "cấm cửa".
Một người phụ nữ đang khai thác vỏ cây Yohimbe.
Từ xa xưa, người dân sống ở vùng phía Tây châu Phi đã truyền tai nhau một bí kíp phòng the hữu hiệu, đó là sử dụng vỏ của một loại cây thường xanh có tên Yohimbe, có tác dụng kích thích ham muốn, kéo dài thời gian cương cứng cho “cậu nhỏ”.
Giới y học cũng đã bắt tay vào nghiên cứu loại cây này và hàng loạt báo cáo đều chứng minh: Yohimbe chứa các thành phần có tác dụng đặc biệt đối với chuyện phòng the. Tuy nhiên, vì có những độc tố tiềm ẩn, loại thảo dược này đã bị nhiều quốc gia "cấm cửa".
Loài cây lạ
Yohimbe (Pausinystalia Yohimbe hoặc Corynanthe Yohimbe) là loài cây thường xanh thuộc họ cà phê, cao khoảng 30m, vỏ màu nâu đỏ, lá hình chữ nhật hoặc lá lược, hoa nhỏ màu vàng nở thành chùm. Cây Yohimbe là một loài thảo mộc quý, sinh trưởng ở những khu rừng miền Tây châu Phi, nhiều nhất tại Cameroon, Nigeria, Zaire và Gabon.
Cây Yohimbe của người châu Phi. Vỏ cây có chứa yohimbine - hoạt chất làm cương cứng hiệu quả.
Ngay từ thời cổ đại, loài cây này đã rất nổi tiếng. Người Bantu coi Yohimbe như một loại thuốc kích dục cho nam giới và gây ảo giác nhẹ. Các chiến binh của bộ tộc này cũng thường sử dụng Yohimbe trước mỗi trận chiến. Tương truyền, sau khi ăn vỏ cây Yohimbe, các chiến binh được tăng cường sức khoẻ, sự dũng cảm và chiến đấu không biết mệt.
Suốt nhiều thế kỷ qua, vỏ cây Yohimbe đã được sử dụng tại một số quốc gia thuộc khu vực Tây châu Phi nhằm tăng cường chức năng tình dục. Nó đã được chứng minh chứa tới 6% alkaloid, 10-15% trong số đó là yohimbine - hoạt chất làm cương cứng hiệu quả nhất hiện nay.
Trong tự nhiên, phải mất mười năm để một cây Yohimbe đạt được sự tăng trưởng đầy đủ của nó, và vào thời gian đó, vỏ cây được thu hoạch. Khi vỏ cây được tước ra khỏi cây, cây bắt đầu chết. Do thực tế này, nên Yohimbe đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức.
Xưa kia, Yohimbe được sử dụng nhiều ở châu Phi cho người bị sốt, ho, bệnh phong và như vị thuốc kích thích tình dục. Ngày nay, loại cây này được sử dụng chủ yếu trong y học tình dục, đặc biệt là điều trị chứng rối loạn cương dương. Thành phần Yohimbine có trong vỏ cây Yohimbe là chất có tác dụng làm giãn các mạch máu trong dương vật, làm cho lưu lượng máu tăng lên và làm cương cứng. Nó cũng có tác dụng kích thích các khu vực thần kinh trong não liên quan đến ham muốn tình dục.
Vỏ cây Yohimbe khô thường được chế biến thành chè, được chiết xuất dưới dạng cao hay bào chế thành thuốc viên. Yohimbe có thể được sử dụng hoặc hàng ngày, hoặc trước khi sinh hoạt tình dục. Yohimbe phát huy hiệu quả khi sử dụng khoảng 1- 3 giờ trước khi quan hệ, hay tốt hơn là sử dụng hàng ngày để điều trị chứng rối loạn cương dương. Hiệu quả của Yohimbe kéo dài trong vài giờ.
Tuy nhiên, Yohimbe có thể gây kích thích thần kinh nên không nên sử dụng trước khi đi ngủ hoặc pha trộn với rượu hay bất kì chất kích thích nào khác.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, chất Yohimbine có trong cây Yohimbe đã được chứng minh là rất hiệu quả đối với rối loạn cương dương hữu cơ (rối loạn chức năng cương dương gây ra bởi một vấn đề vật lý). Đối với rối loạn cương dương không phải do một vấn đề vật lý (do tâm lý), sử dụng Yohimbine cũng cho kết quả tốt.
Một nghiên cứu ở Đức năm 2002 đã sử dụng Yohimbine với liều 30mg/ngày cho các bệnh nhân nam bị rối loạn cương dương trong 4 tuần. Kết quả cho thấy, 71% bệnh nhân đã cải thiện được tình trạng của mình. Tại Mỹ, Yohimbine là một loại thuốc theo toa để điều trị chứng rối loạn chức năng cương dương cho nam giới.
Tiến sĩ Patrick M. Fratellone, chuyên gia nghiên cứu dược liệu nổi tiếng ở Manhattan cho biết: “Yohimbine làm giãn các mạch máu và có thể làm giảm huyết áp. Vì vậy, các chuyên gia đã nghiên cứu và rút ra kết luận rằng nó có thể làm cho “cậu nhỏ” cương cứng, điều trị rối loại chức năng cương dương.
Một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, chiết xuất từ vỏ cây Yohimbe là chất chống oxy hoá mạnh mẽ có thể ngăn chặn những cơn đau tim, như một chất kích thích và chống trầm cảm, hỗ trợ giảm cân”.
Tiềm ẩn độc tố
Hiện nay, chiết xuất từ vỏ cây Yohimbe được bán phổ biến trong các cửa hàng thực phẩm chức năng hay các kênh bán hàng online như một loại thuốc kích thích tình dục tự nhiên hữu hiệu để tăng ham muốn sinh lý và điều trị rối loạn cương dương.
Tuy nhiên, do chứa những độc tố tiềm ẩn, các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng các loại sản phẩm có chứa Yohimbe phải hết sức cẩn trọng và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Yohimbe chứa khoảng 6% chất indole alkaloids (gồm yohimbine), chất màu và tannins. Trong đó, alkaloids có tác dụng kích thích não khi dùng ở liều lượng thích hợp và nó có thể gây ngộ độc nghiêm trọng nếu sử dụng ở liều lượng cao. “Tác dụng phụ của liều lượng bình thường có thể bao gồm chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, lo lắng, nhịp tim đập nhanh và huyết áp tăng lên. Do Yohimbe có chứa các monoamine oxidase nên người dùng phải tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa tyramine (như gan, pho mát, rượu vang đỏ) và sản phẩm có chứa các thành phần phenylpropanolamin (như thuốc thông mũi).
Ngoài ra, những người có bệnh thận, tim, gan, loét dạ dày, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn stress sau chấn thương và rối loạn hoảng sợ; phụ nữ có thai, đang cho con bú; người cao tuổi cũng không nên dùng Yohimbe”, Tiến sĩ Patrick M. Fratellone cho biết thêm.
Các nhà nghiên cứu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã phân tích một số mẫu sản phẩm chiết xuất từ vỏ cây Yohimbe và đưa ra kết luận rằng chúng có chứa quá nhiều các tác dụng phụ, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. FDA đã có một số báo cáo về các trường hợp bị co giật và suy thận sau khi sử dụng Yohimbe.
Các loại thuốc theo toa chứa thành phần Yohimbine như Yohimbine hydroclorid trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo quy định nghiêm ngặt của FDA. Chúng được chỉ định để điều trị chứng bất lực dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Các công ty dược liệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về ghi nhãn bao bì, kiểm tra chi tiết về an toàn và hiệu quả, tuyên bố về lợi ích tiềm tàng mới được sự chấp thuận của FDA.
FDA khuyến cáo rằng, đối với rối loạn chức năng cương dương, sử dụng 5,4-10 mg, ba lần mỗi ngày là ở mức an toàn. Một liều cao hơn 40mg một ngày hoặc hơn có thể gây ra những thay đổi về huyết áp, khiến cơ thể nóng bừng, buồn nôn và sinh ảo giác; thậm chí có thể gây tử vong. Ở Đức, Ủy ban E (Cơ quan quản lý dược phẩm của nước này) đã đưa Yohime vào danh sách những loại thảo mộc không được lưu hành vì những lo ngại về sự an toàn và hiệu quả của nó. Yohimbe không được khuyến khích sử dụng vì chỉ số điều trị của nó rất khắt khe. Chỉ cần sử dụng sai một chút là nó sẽ biến thành loại thảo dược độc hại. Hãy cảnh giác khi sử dụng
Vì là loại cây sinh trưởng với khí hậu đặc trưng phía Tây châu Phi nên các khu vực khác không thể trồng được Yohimbe. Chính vì vậy, các quốc gia ngoài phía Tây châu Phi chỉ có thể tiếp xúc với loại thảo dược này qua các sản phẩm chức năng chiết xuất từ vỏ cây, chủ yếu do các công ty dược phẩm Hoa Kỳ sản xuất.
Tại Việt Nam, các sản phẩm chức năng chiết xuất từ cây Yohimbe cũng đã xuất hiện với công dụng quảng cáo là hỗ trợ sức khoẻ tình dục, tăng cường năng lượng và sinh lực đàn ông. Tuy nhiên, với những độc tố tiềm ẩn có trong Yohimbe, người dùng phải hết sức lưu ý trước khi sử dụng, đặc biệt là với những người mắc các bệnh chống chỉ định với thành phần của Yohimbe đã nói ở trên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.