Sống khỏe
Dân uống nước ruộng vì nghi suối nhiễm độc
(15:10:29 PM 10/04/2012)Số người chết và người bị tê chân, tay, tức ngực khó thở, mờ mắt không ngừng tăng lên ở thôn Làng Riềng, Làng Trăng, xã Sơn Kỳ, khiến hàng trăm người dân ở các bản làng nơi đây hoang mang, lo sợ.
Cả tuần qua họ không dám lên núi làm nương rẫy, chăn thả gia súc, cuộc sống bị xáo trộn lớn. Trong khi chờ đợi kết luận phân tích mẫu nước nghi nhiễm độc của Viện Pasteur Nha Trang, ngành y tế huyện Sơn Hà cùng chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không nên dùng nước suối chảy trên núi, hạn chế dịch bệnh lây lan.
Do nguồn nước sinh hoạt duy nhất là nước suối trên núi bị cấm sử dụng do nghi nhiễm độc nên những ngày qua, người dân ở thôn Làng Riềng phải ra ruộng đào "giếng tạm" sâu hơn nửa mét thế này để uống, nấu ăn. Ảnh: Trí Tín. |
Ở các thôn nói trên, từ trước đến nay, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước tự chảy từ trên núi dẫn về. Giờ đây cơ quan chức năng ra "lệnh cấm" nên họ loay hoay đi tìm nguồn nước xung quanh nhà, ngoài đồng ruộng bậc thang để dùng nấu ăn, sinh hoạt tạm.
Do việc đào giếng trên nền đá núi quanh nhà gặp nhiều khó khăn, tốn công sức nên hàng loạt gia đình ở thôn Làng Riềng đổ xô ra ruộng bậc thang của làng đào giếng lộ thiên. Anh Đinh Văn Huyền, người dân trong thôn bộc bạch: "Từ ngày nghi nguồn nước tự chảy trên núi nhiễm độc, dân làng đã đào giếng ngoài ruộng thế này có đến vài chục cái".
Thoạt nhìn những vũng nước sâu 1-2 mét giữa các khoảnh ruộng trơ gốc rạ thế này, ai cũng nghĩ là ao nhỏ đồng bào dùng để nuôi cá cải thiện bữa ăn. Hóa ra đây là "giếng tạm" được cho là nguồn nước sạch nhất còn lại chỉ dùng nấu ăn, nước uống còn việc tắm, giặt giũ phải xuống dòng sông gần làng.
Vỏ thuốc diệt cỏ KANUP 408SL, bước đầu cơ quan chức năng nghi vấn có thể do pha chế với nồng độ đậm đặc để diệt cỏ trên rẫy mì, rẫy keo gây ra nhiễm độc hàng loạt cho người dân ở xã Sơn Kỳ, huyện miền núi Sơn Hà. Ảnh: Trí Tín. |
Về vấn đề này, ông Đặng Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Sơn Hà tỏ ra ngạc nhiên: "Sau khi về kiểm tra, chúng tôi đã khuyến cáo bà con không nên dùng nguồn nước tự chảy trên núi nữa mà phải tìm nguồn nước cách xa những khu vực đồi đã phun thuốc diệt cỏ trên các rẫy mì, rẫy keo. Để đảm bảo an toàn thì người dân nên đào giếng sâu rồi lọc để uống chứ dùng nước mạch nông ở ngoài ruộng thì khó đảm bảo an toàn cho sức khỏe".
Theo các bậc cao niên ở xã Sơn Kỳ, địa thế ở những bản làng nơi đây trải dài theo ruộng bậc thang, những năm gần đây người dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu để diệt cỏ cho cây lúa, bón nhiều loại phân hóa học nên việc đào giếng ở mạch nông, quá cạn để nấu ăn, uống hàng ngày thì càng nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện tại, 4 trên 7 thôn của xã có tổng số 3 người tử vong và 40 người có triệu chứng tê chân, tay, tức ngực khó thở, mờ mắt nghi nhiễm độc thuốc trừ cỏ.
Các y, bác sĩ Trung tâm y tế huyện Sơn Hà chăm sóc người dân bị mờ mắt, tức ngực khó thở do nghi nhiễm độc thuốc diệt cỏ ở xã Sơn Kỳ. Ảnh: Trí Tín. |
Vừa đưa vợ đến cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Sơn Hà vào chiều tối qua, ông Đinh Văn Trĩu thú thật: "Quy định là cứ một bình thuốc cỏ hòa 4 bình nước, thế nhưng để diệt cỏ tranh, bụi rậm trên núi mau chết tui chỉ hòa một lọ thuốc này với khoảng 2 bình nước mà thôi. Mỗi lần bơm bà con xịt từ sáng đến chiều trên rẫy không ăn, không uống nên có thể kiệt sức cộng với hít thở khí độc cả ngày nên mới ngã bệnh".
Bước đầu, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Quảng Ngãi nhận định, có thể người dân sử dụng thuốc diệt cỏ không đúng quy trình kỹ thuật, pha chế với nồng độ đậm đặc nên gây ra tình trạng nhiễm độc trong không khí, ngấm xuống nguồn nước sinh hoạt.
Sáng nay, Trung tâm y tế huyện Sơn Hà đã cử hai đoàn y, bác sĩ về Làng Riềng, Làng Trăng để khám, cấp phát thuốc điều trị.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
- "Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
- Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
- Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
- Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
- 423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
- Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
- Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
- Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.
Thông nước: Cây Di sản làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Thông nước hay Thủy tùng, gọi như vậy vì cây này gần giống cây Thông, nhưng mọc ở dưới nước hay ven nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis (Staunt.) K. Koch, họ Bụt mọc (Taxodiaceae).
"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.